Sách trắng 2015: Các DN Châu Âu đưa ra 7 kiến nghị đối với Việt Nam
Về Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam cũng như việc Việt Nam tham gia và cộng đồng kinh tế Asean 2015, EuroCham hy vọng cách tiếp cận thị trường của Việt Nam sẽ rộng mở hơn và môi trường kinh doanh vào Việt Nam thuận lợi hơn.
Cuối giờ chiều ngày 1/12/2014, Phòng thương mại Châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam đã chính thức công bố Sách trắng 2015 – Các vấn đề thương mại/đầu tư và kiến và kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu. Những kiến nghị này được các doanh nghiệp Châu Âu đưa ra với mong muốn Chính phủ Việt Nam cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh của mình.
Các vấn đề và kiến nghị chính được Sách trắng 2015 đưa ra bao gồm: Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam, giáo dục và đào tạo, thuế, quyền sở hữu trí tuệ, yêu cầu hành chính, thực thi khuôn khổ pháp lý và vấn đề tiếp cận thị trường.
Về Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam cũng như việc Việt Nam tham gia và cộng đồng kinh tế Asean 2015: EuroCham hy vọng cách tiếp cận thị trường của Việt Nam sẽ rộng mở hơn và môi trường kinh doanh vào Việt Nam thuận lợi hơn.
Bên cạnh đó, việc giảm thuế nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào của Việt Nam có thể nâng cao giá trị gia tăng cho các quy trình và cải thiện chất lượng sản phẩm nhằm hướng đến thị trường quốc tế.
“Chỉ riêng việc xóa bỏ các rảo cản thuế quan thông qua đàm phán đã giúp xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng từ 30 - 40% và nhập khẩu từ EU tăng 25 – 35%”.
Lĩnh vực giáo dục đào tạo: Tiểu ban Nguồn nhân lực và Đào tạo thuộc EuroCham cho rằng việc cải thiện và nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động là một trong những mục tiêu của Chính phủ Việt Nam nằm chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức. Các vấn đề được nêu ra bao gồm giới hạn thời gian làm thêm giờ, hạn chế việc tuyển lao động nước ngoài và hạn chế hình thức lao động tạm thời.
Tiểu ban công nghệ thông tin và truyền thông thì cho biết việc thiếu các kỹ sư CNTT giàu kinh nghiệm có kỹ năng và tay nghề cao là trở ngại đối với sự phát triển của ngành này ở Việt Nam.
Tiểu ban du lịch và nhà hàng – khách sạn đưa ra khuyến nghị nên điều chỉnh chương trình giáo án và phương pháp giảng dạy để các sinh viên trao dồi kinh nghiệm thực tế.
Về vấn đề thuế: Tiểu ban Thuế và Chuyển giá thuộc EuroCham ghi nhận đã có nhiều chuyển biến tích cực trong nhiều vấn đề liên quan đến thuế như khống chế chi phí quảng cáo và khuyến mại được khấu trừ, ưu đãi thuế đối với việc mở rộng kinh doanh hay một số vấn đề về thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
Tiểu ban Thuế và Chuyển giá đề xuất làm rõ một số điều khoản liên quan đến thuế suất thuế GTGT đối với dịch vụ xuất khẩu, cụ thể khái niệm “tiêu dùng ở ngoài Việt Nam”. Ngoài ra, cần làm rõ việc các nhà thầu tiến hành hàng loạt các hoạt động thăm dò dầu khí khi chấm dứt Hợp đồng chia sản phẩm mà chưa có khai thác thương mại sẽ không bị truy thu thuế GTGT như đang áp dụng đối với các DN ngoài ngành dầu khí khi DN ngừng hoạt động.
Tiểu ban Rượu vang và Rượu mạnh thuôc EuroCham nhắc lại các quan ngại liên quan đến việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và kiến nghị đánh thuế các mặt hàng dựa trên nồng độ cộn (ví dụ thuế tuyệt đối) thay vì đánh thuế dựa trên giá trị (thuế phần trăm).
Vấn đề quyền sở hữu trí tuệ: Đánh cao các cố gắng nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đối với vấn đề này nhưng các khuyến nghị cho rằng thủ tục tư pháp hiện còn tồn tại một số bất cấp, từ vấn đề sử dụng cơ chế trọng tài ở Việt Nam khi không được quyền phúc thẩm quyết định của cấp xét xử sơ thẩm về thẩm quyền…
Về việc tiếp cận thị trường: Các DN Châu Âu cho rằng, vẫn có nhiều trường hợp trong đó các đơn vị trong nước và nước ngoài không có một sân chơi bình đẳng trong lĩnh vực cả bán buôn lẫn bán lẻ. chẳng hạn như ngành rượu vang và rượu mạnh, phân phối thuốc vắc – xin.
Các DN Châu Âu kiến nghị cần có quy định rõ hơn về sở hữu nước trong trong các DN Việt Nam; Cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua lại được dưới 49% cổ phần của các DN trong nước, thông qua quy trình chuyển nhượng đơn giản; Đơn giản hóa quy trình cấp phép để thúc đẩy hoạt động M&A;….
Về vấn đề hành chính: Các DN Châu Âu kiến nghị Chính phủ Việt Nam nên đảm bảo tính đồng nhất của các quy định pháp luật áp dụng đối với các yêu cầu hành chính; Giảm các yêu cầu hành chính trong trường hợp có giấy chứng nhận quốc tế.
Về vấn đề minh bạch, triển khai và thực thi khuôn khổ pháp lý: Các thành viên EuroCham ghi nhận Việt Nam đã có một khuôn khổ pháp lý toàn diện. Tuy nhiên, trên thực tế, các vấn đề thường phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện do tính phức tạp của hệ thống pháp luật.
Chẳng hạn như Đối tác Công – Tư (PPP) nhấn mạnh việc khuôn khổ pháp lý hiện hành không được giải thích rõ ràng là một rảo cản lớn đối với việc triển khai thực hiện các dự án PPP tại Việt Nam…
>> Đầu năm 2015 sẽ ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU
Theo Khánh Nhi