[Q&A] Thị trường hàng hóa: Khi ngân hàng quá tin người

24/01/2015 09:54 AM |

Trong tháng 5 năm 2013, Citi và Mercuria tham gia vào một loạt các giao dịch như vậy, liên quan đến kim loại được lưu trữ trong kho tại các cảng Trung Quốc.

Trong tháng 5 năm 2013, Citi và Mercuria tham gia vào một loạt các giao dịch như vậy, liên quan đến kim loại được lưu trữ trong kho tại các cảng Trung Quốc.

Thanh Đảo là một thành phố cảng tại Trung Quốc nổi tiếng với thương hiệu bia Thanh Đảo nhưng cái tên này tiếp tục ghi dấu ấn trên thị trường kim loại toàn cầu. Tại sao lại vậy?

 

Điều gì đã xảy ra?

Trong những bài viết đăng vào cuối tháng 5 trên Financial Times về những cáo buộc gian lận tại nhà kho của thành phố này, một số ngân hàng lớn nhất thế giới đang tranh nhau đánh giá tổn thất. Điều này đã thúc đẩy một loạt các vụ kiện với phán quyết từ tình huống tranh cãi đầu tiên giữa Mercuria, một nhà kinh doanh hàng hóa có trụ sở tại Thụy Sĩ và Citigroup, trong tháng này. Citi lập luận khoản nợ của ngân hàng này là hơn 270 triệu USD.

 
1

Vấn đề là gì?

Những nhà kinh doanh hoàng hóa trên thế giới thường xuyên dựa vào những ngân hàng đối với các khoản vay ngắn hạn và không đủ tín nhiệm đảm bảo để mua hàng hóa. Một cấu trúc được hình thành với tài trợ vốn từ các ngân hàng đó là hợp đồng mua lại hay repo, trong đó kim loại hay hàng hóa được bán cho ngân hàng (cung cấp vốn cho người giao thương) và sau đó bên thế chấp đồng ý mua lại với giá tại thời điểm tương lai.

Trong tháng 5 năm 2013, Citi và Mercuria tham gia vào một loạt các giao dịch như vậy, liên quan đến kim loại được lưu trữ trong kho tại các cảng Trung Quốc.

Như FT từng đưa tin, hoạt động lừa đảo, gian lận tập trung tại cảng Thanh Đảo nổi cộm, chính quyền Trung Quốc phản ứng bằng cách niêm phong kho khi một đơn hàng kim loại được sử dụng thế chấp nhiều lần của một thương nhân Trung Quốc có tên Decheng. Trong số đó có lượng hàng mà Mercuria đã bán cho Citi. Do vậy họ không có quyền truy cập lượng hàng hóa này và có thể mua lại từ Citi hay không.

 
2

Tại sao sự kiện này quan trọng?

Tình huống này đem đến một góc nhìn rộng hơn về các hoạt động sử dụng kim loại hay các hàng hóa khác như tài sản thế chấp nhằm huy động vớn, điều đang diễn ra như hệ thống ngân hàng ngầm tại Trung Quốc.

Phán quyết này sẽ được đưa ra bởi một thẩm phán tòa án tối cao Anh trong tháng này, thứ mà có thể cũng ảnh hưởng đến cách thức làm việc của những nhà kinh doanh hàng hóa lớn nhất thế giới từ Glencore, Trafigura, đến Gunvor, có được nguồn tài chính ngắn hạn từ ngân hàng để thực hiện của họ hoạt động hàng ngày của họ từ mọi việc nhìn thấy được từ bông cho tới vận chuyển dầu khắp thế giới.

 
3

Phán quyết sẽ tác động đến điều gì?

Nếu thẩm phán quyết Mercuria không thể trả lại Citi do hãng này không thể động đến đơn hàng về kim loại trên, những ngân hàng có thể sẽ phải thận trọng hơn về việc cung cấp tài chính qua repo, đặc biệt là tại Trung Quốc.

Xa hơn, nếu Trung Quốc mở kho và tiến hành cuộc điều tra của mình, và phát hiện rằng những kim loại được cầm cố bởi Mercuria thực sự đã mất tích hoặc đã được sử dụng bởi những người khác như tài sản thế chấp, Citi có thể có khả năng khởi kiện Mercuria, cáo buộc hãng này không bảo vệ đơn hàng như hợp đồng. Hay nói cách khác, mọi việc thậm chí còn tồi tệ hơn.

Tình huống này đã nhắc nhở mọi người về những rủi ro có thể xảy ra với những hợp đồng repo. Chúng có thể nhìn ổn trên giấy tờ nhưng thực sự không có giá trị với lượng hàng hóa nếu có bất kỳ gian lận nào xảy ra.

Trong tương lai, các ngân hàng có thể sẽ chú ý hơn đến cách họ có thể kiểm soát vật lý với những đơng hàng họ đang cho vay thay vì yên tâm ngồi tại văn phòng rằng đó là một tài sản an toàn được cất giữ trong một nhà kho nào đó cũng như đảm bảo được giá trị của nó.

 
4

>> [Q&A] Làm sao để kiếm 'bộn tiền' khi giá dầu giảm?

Thảo Nguyên

Nguyễn Thu Thúy

Cùng chuyên mục
XEM