[Q&A] Theo đuổi các Hiệp định thương mại tự do, Việt Nam được và mất gì?

23/03/2015 14:47 PM |

Hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ là điểm nhấn quan trọng của Việt Nam trong năm 2015 khi các Hiệp định lớn như TPP, EU nhiều sẽ kết thúc đàm phán và cụ thể hóa. Các FTA dự kiến sẽ tạo ra những thay đổi mạnh cho nền kinh tế, kéo theo đó là một cuộc đào thải khắc nghiệt quy mô lớn

Tại sao chúng ta cần tới một cuộc đào thải lớn như vậy?

"Việc giảm ưu đãi cho Doanh nghiệp, tham gia môi trường trung tính tạo môi trường cạnh tranh, sẽ hình thành nên những Doanh nghiệp mạnh thực sự, có khả năng đề kháng cao, đủ khả năng thay đổi linh hoạt trước những thay đổi của nền kinh tế" - ông Trần Quốc Khánh, trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về hội nhập kinh tế thương mại quốc tế - Thứ trưởng Bộ Công thương nhận định.

 

 

Hiện nay VN đã đàm phán được bao nhiêu Hiệp định tự do thương mại?

Tính đến 31/12/2014, Việt Nam đã ký và tham gia 8 Hiệp định, trong đó có 6 hiệp định mang tính khu vực đó là ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và  New Zealand. 2 hiệp định còn lại lại là hiệp định song phương với Nhật Bản và Chi Lê.

Có thể thấy trong số các Hiệp định đã ký kết, các quốc gia ở Đông Á đang chiếm áp đảo.

 
1

 

Thời gian qua người ta nhắc nhiều tới TPP, đây có phải là hiệp định tự do thương mại quan trọng nhất?

Hiệp định TPP rất quan trọng, với sự tham gia của một cộng đồng lớn, bao gồm Hoa Kỳ và 10 quốc gia khác. Nhưng ngoài ra, chúng ta hiện đang đàm phán thêm 7 hiệp định FTA nữa.

Đó là đàm phán với Liên minh châu Âu, Liên minh hải quan, song phương với Hàn Quốc, với nhóm 4 nước Thụy Sỹ, Nauy, Iceland và Liechtenstein. Cuối cùng là RCEP (ASEAN+6)

Trong số đố, Hiệp định FTA với Liên minh hải quan và Hàn Quốc, Liên minh châu Âu đã gần như kết thúc và sẽ cụ thể hóa trong thời gian tới.

 
2

 

Tại sao Việt Nam phải ký nhiều FTA như vậy?

Để đa đạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc quá nhiều vào 1 thị trường lớn. Hiện tại, 70% nhập khẩu cũng Việt Nam đến từ thị trường Đông Á, các quốc gia có FTA với chúng ta trước đó.

Việc Đàm phán FTA với Liên minh châu Âu, Hải quan, Hoa Kỳ sẽ giúp cân đối thị trường, tạo lợi thế trong trung hạn so với đối thủ.

 
3

 

Vậy các FTA mới so với các FTA cũ chỉ khác nhau về vị trí địa lý?

Quan trọng nhất nằm ở tiêu chuẩn. Các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đang đàm phán gồm những quốc gia lớn, họ đưa ra những yêu cầu ngặt nghèo buộc Việt Nam phải tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới giống như hiệp định WTO trước đây.

TPP là hiệp định toàn diện, điển hình của hiệp định thế hệ mới. Nó là tiêu chuẩn cao vì cam kết sâu. TPP xóa bỏ gần 100% thuế nhập khẩu. Các FTA trước đây chưa có hiệp định nào cam kết xóa bỏ gần 100% như vậy.

Không chỉ TPP, FTA với Liên minh châu Âu mà chúng ta đã đàm phán gần như kết thúc cũng sẽ xóa bỏ tối thiểu 90% trong vòng 7 năm. Đây là lần đầu tiên VN đàm phán 1 hiệp định tiêu chuẩn cao như vậy.

 
4

 

Ai đề nghị Việt Nam cũng sẵn sàng ký kết tự do thương mại?

Việc chọn lựa tuân thủ theo nguyên tắc lợi ích. Khi tham gia các FTA thì các FTA phải tạo ra lực đẩy cùng chiều, cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Đi theo các nguyên tắc lớn này sẽ có sự nhất quán trong việc đưa ra yêu cầu.

 
5

 

Nổi bật trong các FTA là việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan. Cụ thể thì nó có lợi gì cho Việt Nam?

Cơ hội mở rộng. Chẳng hạn với TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nếu trở thành 1 thành tố trong chuỗi cung ứng thì chúng ta có thể mở rộng quy mô sản xuất và cả thị trường tiêu thụ.

 
6

 

Việt Nam cũng sẽ phải miễn thuế nhiều mặt hàng quan trọng. Chúng ta sẽ “được” nhiều hơn hay “mất” nhiều hơn?

Một cuộc chơi luôn đòi hỏi sự công bằng. Chúng ta không thể “bắt” nước bạn bỏ hàng rào thuế còn mình thì vẫn giữ được. Ai tận dụng được tối đa lợi thế mà hiệp định mang lại sẽ là người thắng cuộc.

Với Việt Nam, chúng ta sẽ có cơ hội chủ yếu đến từ xuất khẩu và cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.

 
7

 

Việt Nam có tính tới việc áp dụng chính sách bảo hộ cho một số ngành hàng quan trọng nữa không?

Các ngành lớn của Việt Nam đều đã mở cửa dần từ khi tham gia ASEAN và gia nhập WTO năm 2006. Những ngành hàng lớn như ô tô, xe máy đều biết về hội nhập và chuẩn bị ứng phó với cạnh tranh từ bên ngoài.

Đến nay có lẽ không có ngành nào có thể tự tin sẽ được bảo hộ vĩnh viễn nữa.

 
8

 

Lĩnh vực nào sẽ chịu thiệt thòi nhiều nhất từ các FTA?

Nông nghiệp. Đây là ngành rất khó chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chi phí cao, sức cạnh tranh yếu.

Một lĩnh vực nữa là mua sắm hàng hóa của cơ quan chính phủ (mua sắm công). Luật đấu thầu sắp tới dự kiến sẽ tăng cường tính cạnh tranh, minh bạch trong ngành này.

 
10

 

Nông nghiệp hiện là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam. Áp lực cạnh tranh lớn sau khi ký FTA có khiến ngành này thui chột?

Do đó khi gia nhập FTA, nông nghiệp sẽ được chuyển dịch dần theo từng bước, từng giai đoạn để các DN làm quen dần. Quan trọng là chúng ta phải chấp nhận sự thay đổi để tiến lên.

Với 1 thế hệ doanh nhân mới có sự thay đổi, tôi nghĩ chúng ta đủ sức để đối phó. Đâu ai nghĩ Việt Nam có thể nuôi bò sữa trước khi bà Thái Hương mở ra TH Milk, hay nuôi đàn bò lớn như HAGL.

 
11

 

Có sự xung đột không khi một FTA có lợi cho ngành này nhưng lại gây hại cho ngành khác?

Việc này luôn luôn xảy ra. Cơ hội của ngành này có thể thành thách thức của ngành khác. Đây là điều không tránh được. Chúng ta phải cân nhắc, nếu nó mang lại lợi ích lớn hơn thì sẽ tiến hành.

Bản thân Việt Nam ký 1 lúc nhiều hiệp định cũng sẽ có sự giao thoa với các nước khác rất nhiều. Nếu không kiểm soát tốt, những DN Việt Nam có khi lại không được hưởng lợi ích từ TPP, là lại là DN nước khác. Chúng ta cần tạo điều kiện để DN Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất, mang lại giá trị thúc đẩy đất nước.

 
12

 

Với một quốc gia đi sau như Việt Nam, các DN nên chuẩn bị gì?

Chúng ta không nên lo ngại vì mình là người đến sau. Quá khứ đã chứng minh ngược lại rằng đến sau thường thành công hơn. Chẳng hạn với ngành dệt may, giày dép, … các đơn hàng đang được dịch chuyển về Việt Nam, rào cản của ngành này với quốc tế đang dần bị xóa bỏ.

Với nông sản (gạo, cà phê, tiêu…) cho đến bây giờ là điện thoại như Samsung, Microsoft, LG… chúng ta đều thấy có sự dịch chuyển sản xuất, dây chuyền trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Đừng nghĩ mình yếu nên ko cạnh tranh được. Chỉ cần chúng ta tạo lợi thế, thì giống như nước chảy chỗ trũng vậy, cơ hội sẽ tạo ra cho các nước đi sau.

 
13

 

>> Nhờ FTA, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng vọt

Trang Lam

Quốc Dũng

Cùng chuyên mục
XEM