OECD: Triển vọng tăng trưởng của các quốc gia phát triển giai đoạn 2015 -2016
Theo đánh giá kinh tế mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vào ngày 18/3, giá dầu thấp và nới lỏng tiền tệ sẽ thúc đẩy tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn của thế giới, nhưng tốc độ ngắn hạn vẫn còn khiêm tốn.
Nội dung nổi bật:
- Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm nay và 3% trong năm 2016, trong khi đó Anh được dự báo sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm 2015 và 2,5% trong năm 2016.
- Khu vực đồng Euro dự kiến sẽ tăng với tốc độ 1,4% trong năm 2015 và một tốc độ 2% trong năm 2016.
- Nền kinh tế của Brazil dự kiến sẽ giảm 0,5 % trong năm 2015 trước khi trở lại với tốc độ tăng trưởng 1,2% trong năm 2016.
Theo đánh giá kinh tế mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vào ngày 18/3, giá dầu thấp và nới lỏng tiền tệ sẽ thúc đẩy tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn của thế giới, nhưng tốc độ ngắn hạn vẫn còn khiêm tốn. Bên cạnh đó lạm phát và lãi suất thấp một cách bất thường dẫn đến những rủi ro về bất ổn tài chính.
Nhu cầu trong nước mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ, kết hợp với việc đồng đô la tăng giá, làm gia tăng nhu cầu trong phần còn lại của thế giới. Trong khi đó, khu vực đồng Euro sẽ được hưởng lợi từ việc giá dầu thấp, kích thích tài khoá. Đây được xem là cơ hội để thoát khỏi tình trạng trì trệ cho vực này.
Tại Nhật Bản, kích thích tiền tệ và tài chính cung cấp động lực cho tăng trưởng nhanh hơn trong ngắn hạn, nhưng những thách thức dài hạn vẫn tiếp tục. Một sự suy giảm dần dần ở Trung Quốc đang diễn ra và Ấn Độ dự kiến sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong vòng hai năm tới. Trong khi đó triển vọng có thể xấu hơn cho nhiều quốc gia xuất khẩu hàng hóa, chẳng hạn như Brazil sẽ rơi vào suy thoái.
Kinh tế trưởng OECD Catherine L. Mann đã chỉ ra rằng: "Giá dầu thấp và nới lỏng chính sách tiền tệ phổ biến trên quy mô rộng đã mang lại cho nền kinh tế thế giới một bước ngoặt về tiềm năng cho sự tăng tốc của sự tăng trưởng cần thiết ở nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, sẽ không có chỗ cho sự tự mãn, chẳng hạn như sự phụ thuộc quá nhiều vào chính sách tiền tệ được xây dựng chỉ trên những rủi ro tài khoá, trong khi chưa phục hồi đầu tư kinh doanh. Một cách tiếp cận chính sách cân bằng hơn là điều cần thiết, sử dụng đầy đủ các cải cách tài chính và cơ cấu, cũng như chính sách tiền tệ, đảm bảo tăng trưởng bền vững và tài chính công trong dài hạn".
Dự báo triển vọng tăng trưởng 2015-1016 (nguồn OECD)
OECD cũng đưa ra dự đoán rằng: Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm nay và 3% trong năm 2016, trong khi đó Anh được dự báo sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm 2015 và 2,5% trong năm 2016. Mức tăng trưởng của Canada được dự báo ở mức 2,2% trong năm nay và 2,1% trong năm 2016, trong khi Nhật Bản dự kiến sẽ tăng thêm 1% trong năm 2015 và 1,4 % trong năm 2016.
Khu vực đồng Euro dự kiến sẽ tăng với tốc độ 1,4% trong năm 2015 và một tốc độ 2% trong năm 2016. Triển vọng tăng trưởng rất khác nhau giữa các nền kinh tế khu vực đồng Euro chính. Đức được dự báo sẽ tăng trưởng 1,7% trong năm 2015 và 2,2%trong năm 2016, Pháp 1,1% trong năm 2015 và 1,7%trong năm 2016, trong khi Italy sẽ thấy một tỷ lệ tăng trưởng 0,6% trong năm 2015 và 1,3% trong năm 2016.
Trung Quốc dự kiến sẽ tăng khoảng 7% mỗi năm trong cả hai năm 2015 và năm 2016. Ấn Độ sẽ tăng trưởng 7,7% trong năm 2015 và 8% trong năm 2016. Nền kinh tế của Brazil dự kiến sẽ giảm 0,5 % trong năm 2015 trước khi trở lại với tốc độ tăng trưởng 1,2% trong năm 2016.
>> [Chart] Triển vọng kinh tế toàn cầu 2015 của World Bank
Phương Huỳnh