Nông sản Trung Quốc gắn mác Việt Nam: Chứng nhận xuất xứ bằng... mồm!
23/07/2014 11:54 AM
|
Biết rõ độc hại nhưng nông sản Trung Quốc vẫn vô tư gắn mác Việt Nam. Thôi thì đủ kiểu để thương lái "hô biến" nguồn gốc: từ nguỵ tạo lớp vỏ thật giống hàng Việt cho tới chứng nhận xuất xứ bằng... mồm.
Qua cửa khẩu, về đầu mối vẫn là hàng...quê
Chiêu thức gắn mác Việt Nam được các thương lái sử dụng phổ biến nhất đó là xoá xuất xứ Trung Quốc. Thông thường, các mặt hàng nông sản Trung Quốc khi qua cửa khẩu tới các chợ đầu mối đều phải đóng thùng, trên thùng có ghi thông tin xuất xứ rõ ràng. Khi các tiêu thương bán lẻ đi lấy hàng, sẽ tháo hàng khỏi thùng và bóc bỏ lớp băng dính có chữ Trung Quốc. Sau đó, số hoa quả này sẽ thoải mái được "chứng nhận xuất xứ" bằng... mồm với đủ loại: nào thì rau Đà Lạt, quýt Sài Gòn....
Thậm chí, khi "chiêu bài" gắn mác địa phương không còn được người mua tin tưởng, các tiểu thương gần đây còn không ngần ngại gắn mác "hàng quê". Các loại rau, củ quả nhà trồng không ăn hết, còn thừa mới đem bán. Tuy không phải tất cả nhưng thực tế tình trạng này đã bắt đầu xuất hiện ở một số chợ lớn ở Hà Nội. Nhiều gia đình tin tưởng "hàng quê" mua về, vô tình để lâu thấy không hỏng mới phát hiện ra.
Mới đây, hàng loạt khoai tây Trung Quốc gắn mác khoai Đà Lạt cũng khiến dư luận phải đặt dấu hỏi về chất lượng của "vựa" nông sản chất lượng hàng đầu Việt Nam. Theo tìm hiểu của PV, hàng chục tấn khoai tây Trung Quốc sau khi về Việt Nam đã được thương lái phủ lên một lớp đất đỏ giả làm khoai Đà Lạt, sau đó bán đi khắp nơi.
Đối với các mặt hàng rau củ, nhiều chủ vựa Đà Lạt nhập nhiều loại rau Trung Quốc có đủ giấy tờ chứng nhận xuất xứ và kết quả kiểm nghiệm hoạt chất nằm trong ngưỡng cho phép. Sau đó, số rau này có thể thoải mái đội lốt rau Đà Lạt đi tiêu thụ tại các địa phương khác. Đây là thực trạng rất đáng lo ngại cho thương hiệu rau sạch Đà Lạt.
Dân mình, mình không thương thì ai thương?
Tình trạng người mua hàng mất lòng tin với các loại "chứng nhận xuất xứ" bằng... mồm của người bán đã có từ lâu. Tuy nhiên đến nay vẫn không có cách nào giải quyết triệt để. Người mua thì chỉ biết than thở trách "thương buôn" hám lợi, bán hàng bất chấp độc hại. Còn người bán thì cũng không ít lần "dở khóc dở cười" vì cảnh hàng Việt Nam thật mà nói không ai tin, không ai mua!!!
Năm ngoái, khi dưa hấu Việt Nam được mùa nhưng bán lại không ai mua, vì ai cũng nghĩ nhiều thế, dưa to thế, ngọt thế thì chắc chắn là dưa Trung Quốc tẩm hoá chất. Cuối cùng người chịu thiệt vẫn là người nông dân mất trắng hàng trăm hecta trồng dưa.
Tình trạng này chắc chắn sẽ còn lặp lại nhiều lần nếu tình cảnh "tham bát, bỏ mâm" vì lợi nhuận của các tiểu thương vẫn tiếp diễn mà không bị cơ quan quản lý can thiệp. Bởi khi khách hàng đã mất lòng tin vào người bán, thì cứ tới mỗi vụ hoa quả, rau củ được mùa, nghi vấn hàng Trung Quốc 100% sẽ khiến cho cả người nông dân và thương lái chịu thiệt.
>> 78% nấm nhập khẩu từ Trung Quốc
Chiêu thức gắn mác Việt Nam được các thương lái sử dụng phổ biến nhất đó là xoá xuất xứ Trung Quốc. Thông thường, các mặt hàng nông sản Trung Quốc khi qua cửa khẩu tới các chợ đầu mối đều phải đóng thùng, trên thùng có ghi thông tin xuất xứ rõ ràng. Khi các tiêu thương bán lẻ đi lấy hàng, sẽ tháo hàng khỏi thùng và bóc bỏ lớp băng dính có chữ Trung Quốc. Sau đó, số hoa quả này sẽ thoải mái được "chứng nhận xuất xứ" bằng... mồm với đủ loại: nào thì rau Đà Lạt, quýt Sài Gòn....
Thậm chí, khi "chiêu bài" gắn mác địa phương không còn được người mua tin tưởng, các tiểu thương gần đây còn không ngần ngại gắn mác "hàng quê". Các loại rau, củ quả nhà trồng không ăn hết, còn thừa mới đem bán. Tuy không phải tất cả nhưng thực tế tình trạng này đã bắt đầu xuất hiện ở một số chợ lớn ở Hà Nội. Nhiều gia đình tin tưởng "hàng quê" mua về, vô tình để lâu thấy không hỏng mới phát hiện ra.
Mới đây, hàng loạt khoai tây Trung Quốc gắn mác khoai Đà Lạt cũng khiến dư luận phải đặt dấu hỏi về chất lượng của "vựa" nông sản chất lượng hàng đầu Việt Nam. Theo tìm hiểu của PV, hàng chục tấn khoai tây Trung Quốc sau khi về Việt Nam đã được thương lái phủ lên một lớp đất đỏ giả làm khoai Đà Lạt, sau đó bán đi khắp nơi.
Đối với các mặt hàng rau củ, nhiều chủ vựa Đà Lạt nhập nhiều loại rau Trung Quốc có đủ giấy tờ chứng nhận xuất xứ và kết quả kiểm nghiệm hoạt chất nằm trong ngưỡng cho phép. Sau đó, số rau này có thể thoải mái đội lốt rau Đà Lạt đi tiêu thụ tại các địa phương khác. Đây là thực trạng rất đáng lo ngại cho thương hiệu rau sạch Đà Lạt.
Dân mình, mình không thương thì ai thương?
Tình trạng người mua hàng mất lòng tin với các loại "chứng nhận xuất xứ" bằng... mồm của người bán đã có từ lâu. Tuy nhiên đến nay vẫn không có cách nào giải quyết triệt để. Người mua thì chỉ biết than thở trách "thương buôn" hám lợi, bán hàng bất chấp độc hại. Còn người bán thì cũng không ít lần "dở khóc dở cười" vì cảnh hàng Việt Nam thật mà nói không ai tin, không ai mua!!!
Năm ngoái, khi dưa hấu Việt Nam được mùa nhưng bán lại không ai mua, vì ai cũng nghĩ nhiều thế, dưa to thế, ngọt thế thì chắc chắn là dưa Trung Quốc tẩm hoá chất. Cuối cùng người chịu thiệt vẫn là người nông dân mất trắng hàng trăm hecta trồng dưa.
Tình trạng này chắc chắn sẽ còn lặp lại nhiều lần nếu tình cảnh "tham bát, bỏ mâm" vì lợi nhuận của các tiểu thương vẫn tiếp diễn mà không bị cơ quan quản lý can thiệp. Bởi khi khách hàng đã mất lòng tin vào người bán, thì cứ tới mỗi vụ hoa quả, rau củ được mùa, nghi vấn hàng Trung Quốc 100% sẽ khiến cho cả người nông dân và thương lái chịu thiệt.
>> 78% nấm nhập khẩu từ Trung Quốc
Theo Thùy Linh
Theo Seatimes
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!