[Nổi bật tuần] Câu chuyện Uber ở Việt Nam, Đại chiến dầu mỏ, Thương mại điện tử không dễ 'xơi'...

07/12/2014 14:00 PM |

Lãnh đạo Uber: 'Uber không cần đăng ký vận tải và Uber làm đúng nghĩa vụ thuế tại Việt Nam'  Xem thêm

Câu trả lời chính thức từ đại diện Uber - ông Karun Arya, giám đốc truyền thông khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, về tất cả các thắc mắc xung quanh loại hình dịch vụ mà công ty này cung cấp, gồm:

1. Uber có bị xử phạt ở TPHCM không?

2. Uber không có giấy phép vận tải mà lại hoạt động tại Việt Nam là trái luật?

3. Vì sao dịch vụ Uber có giá thấp hơn taxi thông thường?

4. Uber có trốn thuế không?

5. Uber hiện có bao nhiêu xe ở Việt Nam?

Doanh nhân Lê Phước Vũ: ‘Muốn làm triệu phú, hãy về Việt Nam!’  Xem thêm

"Sau du học, có nhiều bạn lựa chọn ở lại, có nhiều bạn về. Tôi nói thật, ở Úc, Mỹ, Nhật, người ta phải làm việc cật lực để có một cuộc sống bình thường. Để trở thành một triệu phú bên Mỹ không dễ. Nhưng ở Việt Nam, có thể thu nhập các bạn thấp, nhưng cơ hội vô cùng nhiều. Muốn làm triệu phú hãy về Việt Nam!” – doanh nhân Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hoa Sen – chia sẻ trong một hội thảo tổ chức mới đây.

Ông Vũ thừa nhận, về nước, đồng nghĩa việc chấp nhận môi trường “chưa được chuẩn”, nhưng ông cho rằng cái gì cũng có 2 mặt. “Nếu chúng ta kiên định, có một nền tảng đạo đức, tinh thần... 20 năm nữa, các bạn sẽ thấy đất nước này rất thành công. Còn các nước Mỹ, Nhật, Úc hay châu Âu cũng vậy, đã phát triển đến ngưỡng rồi, tăng trưởng thêm rất khó”, ông Vũ nói.

Thương mại điện tử Việt Nam: 'Không dễ xơi'  Xem thêm

Muốn làm TMĐT Việt Nam, yếu tố con người rất quan trọng. Nếu con người không có tố chất, không hiểu rõ thị trường thì kế hoạch rất dễ đổ bể.

Một số dự án đẩy nhanh quá trình này bằng việc lôi kéo những nhân sự cao cấp có kinh nghiệm về TMĐT ở nơi khác về. Tuy nhiên, vấn đề chính nằm ở định hướng của người lãnh đạo. Trong trường hợp của VNG, họ áp dụng tư duy người làm game và kinh doanh game. Ngành game có đặc thù là thu hồi vốn rất nhanh, sau 6 tháng đến 1 năm là có thể biết mình kinh doanh lỗ hay lãi. Trong khi đó, TMĐT thì cần đầu tư dài hạn, từ 3 – 5 năm. Vì thế doanh nghiệp đầu tư phải hết sức kiên nhẫn.

Dù còn một số hạn chế kể trên nhưng các DN nước ngoài vẫn đáng ngại nhất. Tiềm lực của họ rất mạnh, họ có cách làm bài bản và liên tục được đầu tư. Nếu họ liên tục tấn công vào thị trường thì khó có doanh nghiệp trong nước nào đủ sức làm đối trọng.

Kinh Đô làm mì gói: Đối thủ là những ai, thị trường thiếu cái gì?  Xem thêm

Cuối cùng, sau khi những thông tin chính thức được thông qua tại ĐHCĐ bất thường sáng 1/12, cổ đông của Kinh Đô đã đồng thuận việc rời bỏ lĩnh vực kinh doanh bánh kẹo để chuyển hẳn sang ngành hàng dầu ăn và mì gói.

Nhìn vào thị trường mì ăn liền nói chung và từng đối thủ trên thương trường nói riêng, con đường sắp tới của Kinh Đô sẽ không ít chông gai.

- Trong một ma trận mì gói trước mắt người tiêu dùng, có một hướng đi khá sáng dành cho Kinh Đô là phân khúc sản phẩm gốc gạo.

Đại chiến dầu mỏ: Những ông hoàng Trung Đông vs. Tư bản Đá phiến Hoa Kỳ  Xem thêm

Hiến chương chính thức của OPEC tuyên bố rõ mục tiêu của nhóm này là “bình ổn giá dầu trên thị trường quốc tế". Tuy nhiên, dường như tổ chức này đang không làm tròn trách nhiệm của mình. Kể từ tháng 6, giá một thùng dầu ở mức 115 USD bắt đầu sụt giảm và hiện tại xuống còn gần 70 USD/thùng.

Sự lao dốc tới gần 40% của giá dầu một phần là bởi nền kinh tế thế giới trì trệ khiến lượng tiêu thụ dầu ít hơn so với dự đoán. Mặt khác, bản thân các thành viên OPEC cũng sản xuất ra nhiều dầu hơn so với nhu cầu của thị trường.

Tuy nhiên, thủ phạm chính lại đến từ những nhà sản xuất dầu tại Bắc Dakota và Texas (Mỹ). Trải qua 4 năm, khi giá dầu ở quanh mức 110 USD/thùng, họ đã bắt đầu khai thác dầu từ đá phiến. Kể từ năm 2010, người ta đã khoan được gần 20.000 giếng mới, gấp hơn 10 lần so với Ả rập Saudi giúp đẩy sản lượng dầu của Mỹ tăng gấp 3 lần, lên mức gần 9 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, sản lượng của Ả rập Saudi chỉ là 1 triệu thùng/ngày. Cuộc chiến giữa “ông hoàng Ả rập” và những nhà sản xuất dầu từ đá phiến đã khiến thế giới thay đổi từ trạng thái thiếu hụt sang dư thừa dầu mỏ.

Bộ trưởng Thăng: Sao không hợp pháp hóa cho Uber? Xem thêm

“Rõ ràng là loại hình kinh doanh này có giá thấp hơn so với taxi thông thường. Chi phí thấp, người dân thấy lợi khi sử dụng. Trên thế giới người ta đã ứng dụng rồi, vậy tại sao ta không làm.

Nếu loại hình kinh doanh bằng phần mềm Uber chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, các Nghị định, Thông tư, hướng dẫn, mình có trách nhiệm bổ sung để hợp pháp hoá. Phải làm sao để thuận cho quản lý nhưng tiện lợi cho người dân”, Bộ trưởng chỉ đạo.

- Đại diện truyền thông Uber tại Việt Nam cho biết, về mặt pháp lý, tại Việt Nam, Uber có hợp tác với những công ty vận chuyển có đăng ký giấy phép kinh doanh với Nhà nước.

 Uber chính thức hoạt động tại Hà Nội  Xem thêm

Thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến đầu tiên của Uber tại Việt Nam, tại đây Uber đã có một sự khởi đầu thành công ngoài mong đợi và đang tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với các thành phố tại châu Âu và Mỹ trong thời gian ra mắt ứng dụng. Sau bốn tháng, Hà Nội là thành phố thứ hai Uber có mặt tại Việt Nam.

Các loại xe và chi phí tại Hà Nội

Loại xe: Các thương hiệu xe sau đang có mặt tại Hà Nội: Mercedes-Benz E-Class, Lexus ES350, Toyota Camry, và Toyota Innova.

Giá cả rõ ràng: Chi phí được tính dựa trên thời gian và khoảng cách di chuyển trong mỗi chuyến đi.

Nguyễn Trung Anh

Cùng chuyên mục
XEM