[Nổi bật] Ông Lý Quang Diệu qua đời, Ai đứng sau Giao hàng nhanh, Tiki?

23/03/2015 18:41 PM |

Hà Nội chi gần 36 triệu để chặt một cây xà cừ Xem thêm

Đây là đơn giá được Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng ký, áp dụng từ 1-1-2015 thay thế đơn giá cũ áp dụng từ năm 2012 đến nay.

Cụ thể, theo đơn giá này, để chặt hạ một cây xà cừ có đường kính trên 120cm là 21,6 triệu đồng/cây đối với vùng 2 và gần 23,7 triệu đồng/cây đối với vùng 1.

Trong trường hợp chặt không thi công bằng xe nâng là gần 23 triệu đồng/cây cho vùng 2 và lên tới trên 25 triệu đồng/cây trong vùng 1.

Sau khi chặt hạ, với loại cây đường kính trên 120cm, chi phí để đào gốc cây và lấp đất là 9,8 triệu đồng/gốc cây ở vùng 2 và tới 10,7 triệu đồng/gốc cây khi thi công ở vùng 1.

[Khởi nghiệp] Ai 'chống lưng' Giaohangnhanh, Tiki và hàng loạt startup đình đám khác ở Việt Nam? Xem thêm

- Năm ngoái, mặc dù viễn cảnh khởi nghiệp (startup) tại Việt Nam được tạo đà bởi thành công vang dội của Flappy Bird nhưng sau đó lại bị chìm xuống khi Haivl buộc phải đóng cửa.

- Seedcom là một quỹ đầu tư mạo hiểm mới được thành lập tại Việt Nam. Đây là một trong những đơn vị bí ẩn đang tạo dựng nhiều startup nổi tiếng gồm giaohangnhanh và Tiki.

Ông Lý Quang Diệu dạy con như thế nào? Xem thêm

Trong hồi ký của mình, ông Lý Quang Diệu kể cha của ông là một người cực kỳ nghiêm khắc và khó tính, thỉnh thoảng vẫn dùng đòn roi để dạy dỗ con cái.

Khi ông Lý Quang Diệu mới bốn tuổi, ông làm vỡ một chiếc bình quý của cha. Nổi giận đùng đùng, cha ông lôi con ra ngoài, kéo tai cậu bé trước một miệng giếng. “Đó là hồi ức đầu đời của tôi. Không hiểu sao cái tai của tôi khỏe thế, nó không bị đứt ra khiến tôi rơi xuống giếng?” - ông Lý Quang Diệu kể.

Đòn roi của người cha có ảnh hưởng rất lớn đối với Lý Quang Diệu. Từ trải nghiệm của bản thân, ông chủ trương không dùng roi vọt để dạy con. Khi ba người con không nghe lời, ông Lý Quang Diệu chỉ dùng một biện pháp là mắng con. Nhưng ông cũng là một người cha cực kỳ nghiêm khắc.

>> Ông Lý Quang Diệu từng nói gì về Việt Nam?

Vì môi trường, Đà Nẵng từ chối dự án FDI 200 triệu USD Xem thêm

Cụ thể, trong quý I-2014, Tập đoàn Dệt May (Hong Kong) đã đến khảo sát tại TP Đà Nẵng để xây dựng các nhà máy dệt nhuộm và may mặc với tổng số vốn đầu tư dự kiến 200 triệu USD.

Ngoài ra, quý II cùng năm, một công ty của Hàn Quốc cũng đặt vấn đề cần đến 30 ha đất để làm khu liên hợp dệt nhuộm. Tuy nhiên, do hai dự án có công đoạn nhuộm có khả năng gây ô nhiễm môi trường nên TP đã từ chối hai dự án này.

World Bank chỉ ra một loạt yếu điểm về môi trường kinh doanh Việt Nam Xem thêm

- Việt Nam đứng thứ 78 về môi trường kinh doanh, giảm 6 bậc so với năm 2014. Điều này không có nghĩa là Việt Nam thụt lùi nhưng so với các quốc gia khác, mà Việt Nam không tiến nhanh bằng.

- “Các bạn đã thông qua rất nhiều luật nhưng quan trọng là phải xem quá trình triển khai các luật này ra sao”

- “Số liệu các Bộ nêu lên rất hay! Tôi đã gặp nhiều doanh nghiệp và các doanh nghiệp cho biết rằng, giữa luật ban hành và luật thực thi có khoảng cách khá xa. Nhiều doanh nghiệp nói rằng Các điều cải thiện ấy chưa thấy tới chúng tôi”.

Vì sao Xiaomi làm cả thế giới công nghệ khiếp sợ? Xem thêm

Một lý do quan trọng cho thành công bất ngờ của Xiaomi đó là hãng này tự thiết kế cả hardware và firmware chạy trên nền phần mềm mã nguồn mở của Android.

Giao diện MIUI của Xiaomi có tốc độ và thiết kế tương đương với các hệ điều hành của điện thoại iPhone hay các sản phẩm cao cấp của Samsung nhưng lại có mức giá chỉ bằng phân nửa. Hầu hết những hãng bán điện thoại Android bị phụ thuộc vào những mẫu thiết kế tương tự nhau do các hãng sản xuất bên thứ ba cung cấp như Foxconn.

Chiến lược đơn giản của Xiaomi đó là: sản phẩm chất lượng cao với giá thành thấp. Và chính chiến lược này đe dọa mô hình kinh doanh của rất nhiều những cái tên lớn nhất trong làng công nghệ

Việt Nam sẽ thay thế Thái Lan trở thành ngôi sao tại Mekong Xem thêm

Theo PricewaterhouseCooper, Việt Nam đang có tiềm năng trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong giai đoạn từ nay đến 2050. Không chỉ là quốc gia Đông Nam Á được chọn làm căn cứ sản xuất để thay thế nước láng giềng Trung Quốc mà Việt Nam còn là điểm đến hấp dẫn về mặt chính trị với các công ty đến từ Nhật Bản.

Singapore: Hành trình trở thành con rồng châu Á Xem thêm

Sáp nhập rồi lại tách khỏi Liên bang Malaysia, Singapore phải đương đầu với hàng loạt khó khăn, thách thức khi hoàn toàn không có tài nguyên thiên nhiên. Bùn lầy bao phủ phần lớn diện tích hòn đảo. Tuy nhiên, theo BBC, những chính sách của chính quyền Thủ tướng Lý Quang Diệu đã đưa vùng đất trở thành nền kinh tế hàng đầu khu vực, với những tòa nhà chọc trời mọc lên san sát.

Quốc Dũng

Cùng chuyên mục
XEM