Việt Nam sẽ thay thế Thái Lan trở thành ngôi sao tại Mekong

23/03/2015 14:29 PM |

Với vị trí nằm dọc theo eo biển dài nhất thế giới và lợi thế dân số trẻ và đang phát triển mạnh, nền kinh tế Việt Nam đang cất cánh sau nhiều năm gây thất vọng.

Dòng tiền chảy vào Đông Nam Á từ những nhà sản xuất hàng đầu như Samsung, Intel đã giúp Việt Nam một lần nữa trở thành “con hổ” của châu Á. Chính sách “Đổi mới” từ những năm 1980 đang mở ra giai đoạn phát triển vượt 7% cho Việt Nam sau hàng loạt bê bối nợ xấu tại các doanh nghiệp nhà nước.

Theo PricewaterhouseCooper, Việt Nam đang có tiềm năng trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong giai đoạn từ nay đến 2050. Không chỉ là quốc gia Đông Nam Á được chọn làm căn cứ sản xuất để thay thế nước láng giềng Trung Quốc mà Việt Nam còn là điểm đến hấp dẫn về mặt chính trị với các công ty đến từ Nhật Bản.

“Có nhiều khả năng Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Quốc gia này hội tụ tất cả những yếu tố cần thiết để đạt tốc độ phát triển vượt bậc nếu xử lý được các thử thách nằm ở khu vực nhà nước”, Vikram Nehru – một chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Washington (Mỹ) nhận định.

Có rất nhiều bằng chứng chứng minh cho nhận định kể trên.

Trong năm 2014, Việt Nam đã vượt qua nhiều quốc gia khác trong khu vực để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất đến Mỹ tại khu vực ASEAN, bỏ qua những đối thủ đáng gờm khác như Malaysia và Thái Lan.

Cụ thể, đầu tư nước ngoài được giả ngân tại Việt Nam trong 14 năm qua cán mốc 12,35 tỷ USD vào năm 2014, tăng 7,4% so với năm 2013 và so với mức khiêm tốn 2,4 tỷ USD vào năm 2000. Đáng chú ý nhất là Samsung, công ty này đang ngày càng mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Và mới đây nhất, họ được cấp phép điều hành một nhà ga riêng tại sân bay quốc tế Nội Bài.

Bên cạnh đó, rất nhiều nhà sản xuất đang dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Cụ thể, hãng sản xuất máy in của Nhật Bản là Kyocera Document Solution đang lên kế hoạch tăng gấp 4 lần lượng máy in sản xuất hàng năm tại Việt Nam lên 2 triệu chiếc vào năm 2018.

Frederic Neumann – đồng chủ tịch nhóm nghiên cứu tại HSBC Holding có trụ sở ở Hong Kong cho biết: “Việt Nam sẽ được hưởng nhiều lợi ích khi Trung Quốc mất đi lợi thế cạnh tranh do tiền lương tăng lên. Bằng việc nhanh chóng lấp những khoảng trống thay thế cho Trung Quốc, Việt Nam đang có lợi thế là người tiên phong và hiệu quả đang dần được thấy rõ”.

Bên cạnh lợi thế về nhân công giá rẻ, đặc điểm nhân khẩu học cũng giúp Việt Nam rất nhiều. Theo số liệu từ Liên hợp quốc, 13% dân số Trung Quốc trong năm 2012 là 60 tuổi hoặc già hơn. Trong khi đó, con số tương tự của Việt Nam là 9%. Hơn 40% dân số của Việt Nam (khoảng 90 triệu người) trong năm 2013 là trong độ tuổi lao động từ 15 – 49 tuổi.

Thậm chí, PwC dự báo Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP thực trung bình 5,3%/năm trong giai đoạn từ 2014 đến 2015, chỉ đứng sau Nigeria. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc có thể giảm xuống dưới 4%.

Một tín hiệu tích cực nữa với Việt Nam là quốc gia này đang trong quá trình đàm phán về một thỏa thuận tự do thương mại với Liên minh châu Âu và thỏa thuận hợp tác thương mại giữa các khu vực lớn do Mỹ dẫn đầu là TTP.

Ngôi sao Mekong

Việt Nam sẽ thay thế Thái Lan trở thành ngôi sao tại Mekong” là nhận định của Tim Condon – Người đứng đầu công ty nghiên cứu ING Group NV. (Khu vực Mekong hiện có Lào Campuchia, Myanamar, Thái lan, Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc).

Xuất khẩu từ Thái Lan – một trong những quốc gia được các chuyên gia phân tích và giới truyền thông ưu ái đặt cho cái tên "con hổ" của châu Á từ trước khủng hoảng 1997-98 đã sụt giảm trong 2 năm liên tiếp. Trái với đó, con số tương tự của Việt Nam lại tăng 14%.

Ngân hàng ANZ cũng mới nâng dự đoán GDP của Việt Nam lên 6,5% trong năm nay và nhấn mạnh những điểm sáng trong doanh số bán lẻ, sản lượng công nghiệp và thị trường bất động sản.

“Cấu trúc nền kinh tế đang dịch chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất. Bạn có thể nhìn thấy rõ quá trình này đang diễn ra tại Việt Nam” – Victoria Kwakwa – Giám đốc ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nói.

>> World Bank chỉ ra một loạt yếu điểm về môi trường kinh doanh Việt Nam

Vân Đàm

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM