Những con số buồn đằng sau 12.300 tỷ USD đã được bơm vào kinh tế thế giới

15/02/2016 19:28 PM |

Chính phủ can thiệp trong một thời gian dài trong khi thị trường tài chính bị bó buộc làm cho kinh tế phát triển kém và các nhà đầu tư chống lại gói nới lỏng tiền tệ.

Các ngân hàng trung ương vẫn bơm tiền vào nền kinh tế nhằm kích thích tăng trưởng, tuy nhiên hiệu quả thực sự thì chưa thấy, chỉ thấy giá cổ phiếu tăng mạnh trong khi nền kinh tế chẳng mấy sáng sủa. Tăng trưởng chưa thực sự bền vững và người ta lo lắng rằng kinh tế thế giới đang trên bờ vực suy thoái, dù lãi suất thấp và thanh khoản đạt hàng nghìn tỷ USD.

Đây là một hiện tượng mà ông Michael Hartnett- chuyên gia về chiến lược đầu tư của Bank of America Merrill Lynch gọi là "thất bại định lượng" hay mặt trái của chính sách nới lỏng định lượng của Fed.

Theo ông Michael Hartnett, cho dù nút thắt nằm ở chỗ Mỹ tăng lãi suất, châu Âu và Nhật áp dụng lãi suất âm hay việc phân bố sai nguồn lực thì hiện tượng giảm phát đang ám ảnh thị trường tài chính. Chính phủ can thiệp trong một thời gian dài trong khi thị trường tài chính bị bó buộc sẽ làm cho kinh tế phát triển kém và các nhà đầu tư sẽ chống lại gói nới lỏng tiền tệ.

Ông Michael Harnett đưa ra những con số biết nói về sự can thiệp của ngân hàng trung ương:

• 637: là số lần giảm lãi suất kể từ khi Bear Stearns sụp đổ tháng 3/2008.

• 12,3 nghìn tỷ USD: là giá trị tài sản được mua qua các chương trình nới lỏng tiền tệ trên toàn cầu.

• 8,3 nghìn tỷ USD: là giá trị nợ toàn cầu có lãi suất bằng 0% hoặc ở mức âm

• 489 triệu: là tổng số dân ở các nước có lãi suất âm

• - 0,93%: là lãi đối với trái phiếu 2 năm của Thụy Sỹ, mức thấp nhất trên thế giới

Và kết quả là:

• Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP của Mỹ năm 2016 đạt 1,75% (theo ông Ethan Harris, nhà kinh tế học của BofAML) .

• Lạm phát kỳ vọng của Mỹ và châu Âu hiện giảm, ở mức thấp hơn so với thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008.

• Một trong những đợt hồi phục đi kèm giảm phát lớn nhất mọi thời đại: GDP của các nước phát triển chỉ tăng 11% sau hơn 6 năm.

• Cho đến nay chứng khoán toàn cầu đã rơi vào "thị trường con gấu", tức suy giảm hơn 20% so với mức đỉnh được lập cách đây không lâu

• Thị trường hàng hoá sụt giảm thảm hại

• Các ngân hàng mất 686 tỷ USD vốn hóa thị trường từ ngày 15/12, một ngày trước khi FED tăng lãi suất, dẫn đến việc thắt chặt điều kiện thanh khoản và các tiêu chuẩn cho vay.

• Chứng khoán ngân hàng giảm và lãi từ trái phiếu gũng giảm, cho thấy rằng sau 6 năm, gói nới lỏng định lượng không thể ngăn được giảm phát.

Tình hình hiện nay gần giống với thời kỳ khủng hoảng năm 1998, nhắc nhớ đến năm 1937, khi FED "sai lầm trong chính sách", gây ra cuộc Đại Suy thoái và Nhật Bản rơi vào vòng xoáy giảm phát trong những năm 1990.

Năm 1937, Fed buộc các ngân hàng thương mại phải tăng gấp đôi lượng tiền dự trữ, kết quả là làm căng thẳng thêm sự suy thoái. Tiếp đó, sau 1 năm, Fed có chính sách nới lỏng, làm thị trường phát triển ngay trước khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra. Vào thời điểm này, Fed công bố tăng lãi suất. Cơ quan này phải đối mặt với những lời chỉ trích cho tăng lãi không đúng lúc. Gần đây, các quan chức của Fed lại công bố ý định để lãi suất âm đối với dự trữ ngân hàng.

Khủng hoảng năm 1998 cũng có những điểm tương đồng. Thị trường tăng trưởng với Mỹ là nền kinh tế đầu tàu phát triển nhưng các nước mới nổi ở châu Á lại lâm vào khủng hoảng. Song song với đó là chênh lệch về lãi giữa các trái phiếu, khủng hoảng giá dầu, lợi nhuận đạt đỉnh, các doanh nghiệp sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính và kỹ thuật tài chính.

Trong bối cảnh hiện nay, Michael Hartnett khuyên các nhà đầu tư nên tiếp tục giao dịch tiền mặt, vàng và các giao dịch khác dựa trên sự tăng giảm, bán các tài sản có tính rủi ro cao và quan tâm nhiều hơn đến tăng trưởng, lãi từ tài sản và chất lượng.

Theo Mộc Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM