Ngành Dệt may: Cả thế giới chọn Việt Nam là đối tượng cạnh tranh

16/01/2015 21:00 PM |

Chia sẻ tại Cuộc gặp mặt báo chí công bố kết quả sản xuất kinh doanh năm 2014 và kế hoạch năm 2015 ông Lê Tiến Trường, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinatex đưa ra nhận xét tương đối bất ngờ.

Theo ông Trường, riêng trong ngành dệt may, chúng ta đang là đối tượng cạnh tranh của toàn thế giới. Việt Nam hiện đang đứng thứ 2 về Dệt may, sau Trung Quốc. Tuy nhiên khoảng cách đang rất xa. Việc cạnh tranh với Trung Quốc gần như là bất khả thi, đó là lý do dệt may các nước chọn Việt Nam làm đối tượng cạnh tranh trực tiếp. Điều này đặt Vinatex trong một thách thức vô cùng lớn.

Năng lực sản xuất của Trung Quốc chiếm 55%. Việt Nam nhập khẩu vải nhiều, khoảng 46% từ Trung Quốc. Đó là sự nỗ lực rất lớn của chúng ta.

Hiện Vinatex đang đầu tư sợi, dệt, nhuộm. Tuy nhiên không phải để bán vải ra thị trường, mà để cung cấp cho các doanh nghiệp trong Tổng công ty. Với việc chủ động nguồn vải, sản phẩm của các doanh nghiệp sẽ đáp ứng được điều kiện xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan. Vải vì vậy là sản phẩm cạnh tranh của Vinatex.

Thưởng Tết bình quân 2 tháng lương

Trả lời câu hỏi về tình hình thưởng Tết năm 2015 của Tập đoàn, đại diện Vinatex cho biết hiện các công ty thành viên của Tập đoàn đã có kế hoạch thưởng Tết dựa trên kết quả kinh doanh của từng đơn vị. Thấp nhất là 1,5 tháng lương, bình quân đạt 2 tháng lương.

Thu nhập bình quân năm 2014 của CBCNV Vinatex đạt 5,47 triệu đồng/người/tháng, tăng 8% so với năm 2013.

Một số doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt của tập đoàn: Công ty Phong Phú, Việt Tiến, May 10, May Đức Giang, Dệt may Hà Nội, May Hưng Yên, May Phương Đông, May Đáp Cầu, Dệt may Huế…

Thoái vốn ngoài ngành, lãi 60 tỷ đồng

Thực hiện đề án tái cơ cấu do Chính phủ phê duyệt, đến nay Vinatex đã thoái xong 21/37 doanh nghiệp cần thoái, lượng vốn đã thoái đạt 90%, bảo toàn vốn Nhà nước và có lãi trên 60 tỷ đồng. Hiện Tập đoàn đang tiếp tục sắp xếp lại doanh nghiệp, tiến hành dịch chuyển vốn đầu tư theo mục tiêu hiệu quả về đồng vốn, về quản lý, nhất là trong liên kết hình thành chuỗi sản xuất theo hướng ODM.

>> Dệt may Việt Nam đang "làm mưa làm gió" ở những quốc gia nào?

Minh Thư

Cùng chuyên mục
XEM