Nga ngừng nhập khẩu nông sản: Nước nào thiệt hại nặng nề nhất?
26/08/2014 07:27 AM
|
Những nước nào thiệt hại nặng nhất khi không xuất khẩu nông sản vào Nga được nữa?
Vậy là Nga đã cấm nhập khẩu nông sản từ Mỹ và các nước thuộc liên minh châu Âu. Động thái này đã đẩy mối quan hệ giữa Moscow và phương Tây trở nên xấu đi rất nhiều từ sau cuộc khủng hoảng ở Ukraina.
Vào thời buổi mà tăng trưởng kinh tế của EU đang ì ạch và giá lương thực liên tục giảm, những người nông dân châu Âu tất nhiên là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi "đòn phản công" của ông Putin.
Ba Lan, nước xuất khẩu nhiều thực phẩm nhất sang EU (chủ yếu là trái cây), sẽ phải giải quyết đầu ra cho hơn 1,1 tỷ USD giá trị trái cây không còn được nhập khẩu vào Nga. Ngành thủy hải sản của Na Uy cũng đang cuống cuồng tìm kiếm những thị trường xuất khẩu mới khi mà Na Uy trước đây xuất khẩu hơn 1 tỷ USD giá trị thủy sản (chủ yếu là cá hồi) sang thị trường Nga.
Tất nhiên, những người dân Nga cũng chẳng vui vẻ gì. Giá thực phẩm tại Nga, vốn đã tăng kể từ sau cuộc khủng hoảng tại Ukraina, nay lại càng tăng cao hơn nữa. Người Nga đang đùa với nhau rằng, nếu tình hình cứ tiếp diễn theo chiều hướng hiện tại, họ sẽ không còn được "đi ăn hàng" nữa. Cũng phải thôi, bởi trước khi Putin cấm nhập khẩu nông sản từ EU, các nhà hàng tại Nga sử dụng tới hơn 50% nguyên liệu chế biến nhập khẩu.
Vào thời buổi mà tăng trưởng kinh tế của EU đang ì ạch và giá lương thực liên tục giảm, những người nông dân châu Âu tất nhiên là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi "đòn phản công" của ông Putin.
Theo dữ liệu mới nhất của Trung tâm Thương mại quốc tế, Ba Lan và Na Uy là hai quốc gia thiệt hại nặng nề nhất.
Ba Lan, nước xuất khẩu nhiều thực phẩm nhất sang EU (chủ yếu là trái cây), sẽ phải giải quyết đầu ra cho hơn 1,1 tỷ USD giá trị trái cây không còn được nhập khẩu vào Nga. Ngành thủy hải sản của Na Uy cũng đang cuống cuồng tìm kiếm những thị trường xuất khẩu mới khi mà Na Uy trước đây xuất khẩu hơn 1 tỷ USD giá trị thủy sản (chủ yếu là cá hồi) sang thị trường Nga.
Tại Ba Lan, người ta đang phát động chiến dịch "mỗi ngày 1 quả táo" để giải quyết lượng táo khổng lồ không được xuất khẩu sang Nga nữa
Tất nhiên, những người dân Nga cũng chẳng vui vẻ gì. Giá thực phẩm tại Nga, vốn đã tăng kể từ sau cuộc khủng hoảng tại Ukraina, nay lại càng tăng cao hơn nữa. Người Nga đang đùa với nhau rằng, nếu tình hình cứ tiếp diễn theo chiều hướng hiện tại, họ sẽ không còn được "đi ăn hàng" nữa. Cũng phải thôi, bởi trước khi Putin cấm nhập khẩu nông sản từ EU, các nhà hàng tại Nga sử dụng tới hơn 50% nguyên liệu chế biến nhập khẩu.
Theo Đức Nguyễn
Theo Infonet
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!