Giận Mỹ, Nga 'trảm' McDonald’s
21/08/2014 17:41 PM
|
4 nhà hàng McDonald’s đã bị cơ quan quản lý an toàn thực phẩm của Nga yêu cầu dừng hoạt động...
Nga vừa ra lệnh đóng cửa tạm thời 4 nhà hàng đồ ăn nhanh McDonald’s ở Moscow, với lý do được đưa ra là các nhà hàng này vi phạm vấn đề vệ sinh. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, động thái này có thể liên quan tới mối quan hệ đang xấu đi giữa Mỹ và Nga, liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Theo hãng tin Reuters, 4 nhà hàng nói trên đã bị cơ quan quản lý an toàn thực phẩm của Nga (Rospotrebnadzor) yêu cầu dừng hoạt động kể từ ngày hôm qua (20/8). Trong số này có nhà hàng McDonald’s đầu tiên ở Nga, khai trương vào năm 1990, không lâu trước ngày Liên Xô tan rã. Đây cũng là nhà hàng McDonald’s được cho là đông khách nhất trên thế giới.
Buổi tối hôm qua, các nhà hàng nói trên đồng loạt tắt đèn và treo biển đóng cửa “vì lý do kỹ thuật”.
Rospotrebnadzor ra tuyên bố nói rằng, các thanh tra viên an toàn thực phẩm đã phát hiện thấy một số vi phạm vệ sinh trong 4 nhà hàng McDonald’s. Theo một nguồn tin, Rospotrebnadzor nói đã niêm phong một số khu vực trong các nhà hàng này.
Trước động thái trên của Nga, McDonald’s cho biết, công ty đang nghiên cứu kỹ lưỡng để xác định xem cần làm gì nhằm mở cửa các nhà hàng trở lại trong thời gian sớm nhất có thể. “Ưu tiên chính của chúng tôi là phục vụ khách hàng bằng những món ăn chất lượng hàng đầu”, một tuyên bố của McDonald’s viết.
Được coi là một biểu tượng của sự phổ biến văn hóa Mỹ trên toàn cầu, McDonald’s từ lâu đã vấp phải sự chỉ trích của những người Nga nặng chủ nghĩa dân tộc. Chính trị gia Vladimir Zhirinovsky của Nga đã kêu gọi đóng cửa McDonald’s trên toàn nước Nga khi hãng đồ ăn nhanh này ngừng hoạt động ở Crimea sau khi Nga sáp nhập bán đảo này.
Từ tháng trước, McDonald’s bắt đầu bị cơ qua chức năng của Nga theo dõi sát sao. Rospotrebnadzor nói đã phát hiện một số vi phạm trong chất lượng sản phẩm McDonald’s, dẫn tới những nghi ngờ về độ an toàn của thực phẩm trong toàn chuỗi nhà hàng này.
Theo Reuters, đây không phải là lần đầu tiên các nhà sản xuất thực phẩm nước ngoài gặp rắc rối với Rospotrebnadzor. Các công ty nước ngoài cho rằng, Rospotrebnadzor hành động vì lợi ích chính trị của điện Kremlin, nhưng Moscow phủ nhận cáo buộc này.
Rospotrebnadzor đã cấm rượu vang Georgia sau khi nước này tăng cường quan hệ với Washington, và cấm rượu mạnh từ Moldova sau khi Moldova thắt chặt quan hệ với Liên minh châu Âu (EU).
Tháng trước, Rospotrebnadzor ban lệnh cấm nhập khẩu hầu hết các loại rau quả từ Ba Lan. Phó thủ tướng Ba Lan Janusz Piechocinski nói rằng, quyết định này là một hành động chịu “sức ép chính trị” từ điện Kremlin.
McDonald’s hiện vận hành 438 nhà hàng ở Nga và coi Nga là một trong 7 thị trường hàng đầu của hãng ngoài Mỹ và Canada.
Đầu tháng này, Nga tuyên bố ngừng nhập khẩu toàn bộ các sản phẩm thịt, cá, sữa và rau quả từ Mỹ, EU, Nauy, Canada và Australia trong vòng 1 năm nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt mà phương Tây nhằm vào Nga liên quan tới vấn đề Ukraine.
Tuy nhiên, một số lệnh cấm trong số này đã được nới lỏng vào ngày 20/8 nhằm cho phép nhập một số mặt hàng giúp ích cho lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm của Nga, chẳng hạn các loại rau giống và cá hồi giống.
>> Nga dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản của Việt Nam
Theo hãng tin Reuters, 4 nhà hàng nói trên đã bị cơ quan quản lý an toàn thực phẩm của Nga (Rospotrebnadzor) yêu cầu dừng hoạt động kể từ ngày hôm qua (20/8). Trong số này có nhà hàng McDonald’s đầu tiên ở Nga, khai trương vào năm 1990, không lâu trước ngày Liên Xô tan rã. Đây cũng là nhà hàng McDonald’s được cho là đông khách nhất trên thế giới.
Buổi tối hôm qua, các nhà hàng nói trên đồng loạt tắt đèn và treo biển đóng cửa “vì lý do kỹ thuật”.
Rospotrebnadzor ra tuyên bố nói rằng, các thanh tra viên an toàn thực phẩm đã phát hiện thấy một số vi phạm vệ sinh trong 4 nhà hàng McDonald’s. Theo một nguồn tin, Rospotrebnadzor nói đã niêm phong một số khu vực trong các nhà hàng này.
Trước động thái trên của Nga, McDonald’s cho biết, công ty đang nghiên cứu kỹ lưỡng để xác định xem cần làm gì nhằm mở cửa các nhà hàng trở lại trong thời gian sớm nhất có thể. “Ưu tiên chính của chúng tôi là phục vụ khách hàng bằng những món ăn chất lượng hàng đầu”, một tuyên bố của McDonald’s viết.
Được coi là một biểu tượng của sự phổ biến văn hóa Mỹ trên toàn cầu, McDonald’s từ lâu đã vấp phải sự chỉ trích của những người Nga nặng chủ nghĩa dân tộc. Chính trị gia Vladimir Zhirinovsky của Nga đã kêu gọi đóng cửa McDonald’s trên toàn nước Nga khi hãng đồ ăn nhanh này ngừng hoạt động ở Crimea sau khi Nga sáp nhập bán đảo này.
Từ tháng trước, McDonald’s bắt đầu bị cơ qua chức năng của Nga theo dõi sát sao. Rospotrebnadzor nói đã phát hiện một số vi phạm trong chất lượng sản phẩm McDonald’s, dẫn tới những nghi ngờ về độ an toàn của thực phẩm trong toàn chuỗi nhà hàng này.
Theo Reuters, đây không phải là lần đầu tiên các nhà sản xuất thực phẩm nước ngoài gặp rắc rối với Rospotrebnadzor. Các công ty nước ngoài cho rằng, Rospotrebnadzor hành động vì lợi ích chính trị của điện Kremlin, nhưng Moscow phủ nhận cáo buộc này.
Rospotrebnadzor đã cấm rượu vang Georgia sau khi nước này tăng cường quan hệ với Washington, và cấm rượu mạnh từ Moldova sau khi Moldova thắt chặt quan hệ với Liên minh châu Âu (EU).
Tháng trước, Rospotrebnadzor ban lệnh cấm nhập khẩu hầu hết các loại rau quả từ Ba Lan. Phó thủ tướng Ba Lan Janusz Piechocinski nói rằng, quyết định này là một hành động chịu “sức ép chính trị” từ điện Kremlin.
McDonald’s hiện vận hành 438 nhà hàng ở Nga và coi Nga là một trong 7 thị trường hàng đầu của hãng ngoài Mỹ và Canada.
Đầu tháng này, Nga tuyên bố ngừng nhập khẩu toàn bộ các sản phẩm thịt, cá, sữa và rau quả từ Mỹ, EU, Nauy, Canada và Australia trong vòng 1 năm nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt mà phương Tây nhằm vào Nga liên quan tới vấn đề Ukraine.
Tuy nhiên, một số lệnh cấm trong số này đã được nới lỏng vào ngày 20/8 nhằm cho phép nhập một số mặt hàng giúp ích cho lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm của Nga, chẳng hạn các loại rau giống và cá hồi giống.
>> Nga dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản của Việt Nam
Theo Diệp Vũ
Theo Vneconomy
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!