Muốn giàu hơn? Hãy đầu tư vào giáo dục
Nội dung nổi bật:
- Theo nghiên cứu, cải thiện giáo dục tác động mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, do đó làm tăng thu nhập quốc dân và làm tăng thu nhập của chính phủ, cung cấp các phương tiện để đầu tư vào việc cải thiện nền kinh tế trong tương lai.
- Nghiên cứu thực hiện qua việc đo lường mức độ cải thiện điểm số theo Chương trình đánh giá học sinh/sinh viên quốc tế PISA (The Programme for International Student Assessment) và tăng trưởng kinh tế được đo lường bởi giá trị của tổng sản phẩm quốc nội GDP.
Tác động của việc cải thiện chất lượng giáo dục đến sự tăng trưởng của nền kinh tế được nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm. Phần lớn trong số đó đã chỉ ra rằng cải thiện giáo dục góp phần gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai và về lâu dài có thể thúc đẩy cơ hội bình đẳng hơn.
Nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ bởi Trung tâm Tăng trưởng Bình đẳng Washington (The Washington Center for Equitable Growth) trong thời điểm đầu năm 2015 đã chứng minh được kết quả quan trọng tương tự. Đó là cải thiện giáo dục tác động mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, do đó làm tăng thu nhập quốc dân và làm tăng thu nhập của chính phủ, cung cấp các phương tiện để đầu tư vào việc cải thiện nền kinh tế trong tương lai.
Nghiên cứu cho thấy kết quả của việc nâng cao giáo dục cho các trẻ em sinh ra trong các hộ gia đình nghèo ở nhóm một phần tư thứ 3 từ dưới lên theo thang thu nhập xã hội, những người có nhiều hạn chế về các điều kiện kinh tế xã hội, sẽ giúp họ tiến gần đến được mức sống của các trẻ em sinh ra trong các gia đình thuộc nhóm một phần tư giàu có nhất.
Kết quả nghiên cứu này được rút ra từ việc quan sát và lượng hoá tác động kinh tế của ba kịch bản giáo dục khác nhau đến tăng trưởng kinh tế và tiến triển thu nhập xã hội trong vòng 35 năm, từ 2015 đến 2050, và trong vòng 60 năm, từ 2015 đến tới 2075.
Kịch bản thứ 1: Trong kịch bản đầu tiên và khiêm tốn nhất, xem xét tác động kinh tế của việc nâng cao thành tích học tập của trẻ em Hoa Kỳ nhằm đạt được mức trung bình về thành tích học tập của trẻ em ở 34 quốc gia kinh tế cao cấp là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Kịch bản thứ 2: Kịch bản thứ hai khám phá những ảnh hưởng của việc nâng cao thành tích của trẻ em Hoa Kỳ nhằm mục tiêu đạt ngang bằng với thành tích học tập của trẻ em ở Canada.
Kịch bản thứ 3: Đối với kịch bản thứ ba và là kịch bản khả quan nhất, tác động kinh tế của việc xoá đi sự khác biệt về trình độ giáo dục giữa trẻ em sinh ra trong điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi và trẻ em sinh ra trong điều kiện bất lợi, thể hiện bằng việc nâng cao thành tích học tập trung bình của trẻ em Hoa Kỳ ngang bằng với thành tích trung bình của nhóm một phần tư có thành tích cao nhất.
Trong cả ba kịch bản này nâng cao thành tích của giáo dục ở trẻ em được đo lường bởi việc cải thiện điểm số theo Chương trình đánh giá học sinh/sinh viên quốc tế PISA (The Programme for International Student Assessment) và tăng trưởng kinh tế được đo lường bởi giá trị của tổng sản phẩm quốc nội GDP. Kết quả của nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau:
Theo kịch bản một, tỷ lệ đóng góp của cải thiện chất lượng giáo dục thông qua việc nâng cao điểm PISA đến giá trị GDP (đã điều chỉnh lạm phát) của Hoa Kỳ trong năm 2050 là 1,7 %, tương đương với 678 tỷ USD. Giá trị đóng góp tích lũy của việc nâng cao thành tích giáo dục này đến GDP thực tế (sau khi điều chỉnh lạm phát) giữa năm 2015 và năm 2050 sẽ lên đến 2,5 nghìn tỷ USD, được tính theo hiện giá. Con số này chiếm trung bình hơn 72 tỉ mỗi năm.
Đến năm 2075, khi những tác động của cải cách chính sách cần thiết để đạt được kịch bản đầu tiên này phù hợp theo từng giai đoạn, đóng góp cho tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ sẽ tăng 5,8 phần trăm, tương đương USD 4,1 nghìn tỷ đồng. Sự gia tăng tích lũy đóng góp của nâng cao giáo dục vào GDP trên 60 năm giai đoạn 2015-2075 sẽ lên tới 14 nghìn tỷ USD trong giá trị hiện tại, trung bình 234 tỷ USD mỗi năm.
Theo kịch bản thứ 2, nếu thành tích PISA của trẻ em Hoa Kỳ ngang bằng với thành tích học tập của trẻ em Canada, đóng góp của nó vào tốc độ tăng trưởng kinh tế sau đó sẽ lớn hơn đáng kể. Năm 2050 đóng vào nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ tăng 6,7 phần trăm, tương đương 2,7 nghìn tỷ USD. Giá trị đóng góp tích lũy của việc nâng cao thành tích giáo dục này vào GDP giữa năm 2015 và năm 2050 sẽ lên tới gần 10 nghìn tỷ USD được tính theo hiện giá. Trong năm 2075, GDP thực tế của Mỹ sẽ là 24,5 %, hay 17,3 nghìn tỷ USD. Giá trị đóng góp tích lũy của việc nâng cao thành tích giáo dục này vào GDP giữa năm 2015 và 2075 mang lại giá trị GDP của Hoa Kỳ là 57 nghìn tỷ USD.
Cuối cùng, theo kịch bản thứ 3 nếu không còn khoảng cách về thành tích điểm PISA giữa trẻ em ở Hoa Kỳ đồng nghĩa với điểm số PISA trung bình của Hoa Kỳ cao bằng điểm trung bình của nhóm học sinh cao nhất, tăng trưởng GDP trong năm 2050 do đóng góp của việc cải thiện giáo dục ở trẻ em ở Hoa Kỳ sẽ là 10%, tương đương 4 nghìn tỷ USD. Giá trị đóng góp tích lũy của việc nâng cao thành tích giáo dục này vào GDP năm 2050 so với năm 2015 sẽ lên đến USD 14.7 nghìn tỷ USD.
Trong năm 2075, khi chính sách cải thiện chất lượng giáo dục thông qua việc nâng cao điểm số PISA cho trẻ em đã được thực hiện đầy đủ và hiệu lực, đóng góp của nó vào GDP thực tế của Mỹ sẽ là 37,7 phần trăm, tương đương giá trị 26,7 nghìn tỷ, giá trị đóng góp tích lũy của việc nâng cao thành tích giáo dục này vào GDP tính theo hiện giá cho giai đoạn trên 60 năm sẽ có tổng 86,5 nghìn tỷ USD, trung bình hơn 1,4 nghìn tỷ USD mỗi năm.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tác động rất mạnh mẽ của việc cải thiện chất lượng giáo dục, cụ thể là thành tích điểm số PISA đến tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ.
Tác giả
Robert Lynch là một viên thỉnh giảng tại Trung tâm Washington về tăng trưởng công bằng và là Giáo sư Kinh tế tại Washington College. Ông cũng là một thành viên cao cấp tại Center for American Progress và một cộng sự nghiên cứu tại Viện Chính sách Kinh tế.
Lĩnh vực chuyên môn của ông bao gồm nguồn nhân lực, chính sách công, tài chính công và bất bình đẳng trong thu nhập. Lynch là tác giả của nhiều công trình định lượng về hậu quả kinh tế và xã hội của sự đầu tư công trong thời thơ ấu, đánh giá hiệu quả kinh tế của các cải cách nhập cư, đánh giá đầy đủ và hiệu quả của các chính sách kinh tế của chính phủ tiểu bang và địa phương trong việc thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm; phân tích hiệu quả, công bằng và ổn định của hệ thống thuế của tiểu bang và địa phương, và kiểm tra các định nghĩa và phép đo của sự bất bình đẳng thu nhập.
Lynch trước đây giảng dạy tại Đại học Bang New York ở Cortland. Lynch được bằng tiến sĩ và thạc sĩ kinh tế tại Đại học bang New York tại Stony Brook và bằng cử nhân về Quốc tế và Kinh tế Phát Triển tại Đại học Georgetown.
Phương Huỳnh