Tại sao nền giáo dục Phần Lan luôn khiến thế giới ngưỡng mộ?
Phần Lan thường được mô tả như là một quốc gia có niềm tin vào sức mạnh của giáo dục mạnh mẽ. Giáo dục đã có và sẽ vẫn có một vị thế quan trọng ở đất nước với khoảng 5,4 triệu dân này.
Khi nhìn vào những nghiên cứu và so sánh quốc tế trên quy mô lớn về các hệ thống giáo dục trên toàn thế giới, tất cả mọi người luôn nhắc đến Phần Lan. Phần Lan dường như thiết lập nên tiêu chuẩn cho giáo dục trên toàn thế giới. Các chuyên gia giáo dục nước ngoài, đoàn tham quan của giáo viên và chính trị gia về giáo dục đổ xô đến các phòng ban đào tạo giáo viên trong những trường đại học của Phần Lan, cũng như trường học. Vậy nền giáo dục của quốc gia này có gì đáng học hỏi và tại sao họ liên tục đứng đầu những bảng xếp hạng?
>> Xem thêm chùm bài về giáo dục
Trẻ em Phần Lan dành ít thời gian tại trường so với trẻ em ở nhiều quốc gia khác. So với các nước OECD khác, Phần Lan không dành phần đầu tư đặc biệt lớn trong ngân sách vào giáo dục. Xét về tiền bạc, thời gian giảng dạy và những kết quả tốt, hệ thống giá dục này thực sự đạt hiệu quả cao.
Phần Lan thường được mô tả như là một quốc gia có niềm tin vào sức mạnh của giáo dục mạnh mẽ. Giáo dục đã có và sẽ vẫn có một vị thế quan trọng ở đất nước với khoảng 5,4 triệu dân này.
Một trong những nguyên tắc cơ bản trong giáo dục Phần Lan là tạo ra những cơ hội bình đẳng trong giáo dục cho tất cả mọi cư dân. Giáo dục được coi là một quyền cơ bản của mọi người dân Phần Lan. Giáo dục được miễn phí tại tất cả các cấp bậc, mặc dù tại các trường học phổ thông các học sinh phải mua sách giáo khoa của mình.
Xương sống của hệ thống giáo dục Phần Lan là hệ thống giáo dục cơ bản, cũng được gọi cách khác là comprehensive school (tạm dịch: hệ thống trường phổ thông hỗn hợp). Chương trình này được áp dụng bắt buộc đối với tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 7 đến 16 (lớp 1-9). Đã có các cuộc tranh luận chính trị về việc mở rộng giáo dục bắt buộc ở độ tuổi 17, nhưng điều này không được cân nhắc khả thi trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Tại Phần Lan, vị trí quản lý nhà trường được phân quyền và không có thanh tra giáo dục. Trong thực tế, các bậc cha mẹ tin tưởng những giáo viên và trường học, vì vậy không có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính bề mặt chỉ vì mục đích kiểm soát.
Hầu hết các học sinh Phần Lan chọn trường học gần nhà. Điều này có thể thực hiện và được khuyến khích, bởi vì sự khác biệt giữa các trường là rất nhỏ và chất lượng giảng dạy không có sự thay đổi đáng kể.
Chương trình phổ thông hỗn hợp Phần Lan khá đồng đều và mục tiêu chính của nó là để đảm bảo những cơ hội bình đẳng cho toàn bộ nhóm tuổi. Tỷ lệ học sinh bỏ học trong giáo dục bắt buộc là rất nhỏ. Những nghiên cứu quốc tế quy mô lớn về thành tựu giáo dục, chẳng hạn như PISA và International Association for the Evaluation of Educational Achievement (tạm dịch: Hiệp hội quốc tế về đánh giá các thành tựu giáo dục), đã nhiều lần chỉ ra rằng sự khác biệt giữa các trường phổ thông hỗn hợp của Phần Lan là nhỏ.
Giáo dục sau phổ thông hỗn hợp là tùy chọn, nhưng phần lớn các thanh thiếu niên tiếp tục việc học tập của họ sau chương trình giáo dục bắt buộc. Họ có thể lựa chọn giữa hai loại chính của giáo dục: trung học phổ thông và giáo dục nghề nghiệp. Khoảng một nửa trong số học sinh chọn trường trung học phổ thông sau khi giáo dục bắt buộc, một nửa con đường nghề.
Đa số các trường học ở Phần Lan đang được quản lý bởi chính quyền thành phố, được trợ cấp của nhà nước, nhưng họ vẫn có một số tiền hợp lý để đảm bảo quyền tự chủ trong quản lý. Số lượng các trường tư thục là khá nhỏ. Việc vận hành không có hệ thống thanh tra trường học và kiểm soát tập trung được bãi bỏ vào năm 1992.
Những trường học theo đuổi chương trình giảng dạy rộng lớn được cung cấp bởi Hội đồng giáo dục quốc gia Phần Lan. Như vậy, những giáo viên có một mức độ tự do khá lớn trong nghề nghiệp và được xem là chuyên gia đáng tin cậy trong lĩnh vực của họ.
Những giáo viên và các khóa học đào tạo giáo viên Phần Lan có một địa vị truyền thống khá cao trong xã hội Phần Lan. Chương trình giáo dục giáo viên đã được chuyển giao cho các trường đại học trong những năm 1970 và tất cả giáo viên đủ điều kiện đều có bằng Thạc sĩ, ngoại trừ giáo viên mẫu giáo cần bằng cử nhân. Chương trình này được tiến hành kết nối chặt chẽ với các trường đào tạo giáo viên cụ thể, cung cấp chất lượng giảng dạy như một nghề chuyên nghiệp.
Do đó không khó khăn để thu hút sinh viên vào các chương trình đào tạo giáo viên. Học viên được chọn vào những chương trình này sau khi tham gia hai bài kiểm tra đầu vào. Những khóa đào tạo giáo viên đứng lớp là một trong những chương trình đại học phổ biến nhất, cùng với y học và pháp luật, và chỉ khoảng 5% của tất cả các ứng viên được thừa nhận.
Điều quan trọng nhất về phương hướng giáo dục của Phần Lan là cùng được các chính trị gia, những nhà nghiên cứu, giáo viên và bậc phụ huynh, cùng tầm nhìn về giáo dục trong suốt 40 năm này là: Sự hợp lý và bình đẳng cho tất cả mọi người trong giáo dục.
>> Cựu CEO FPT Nguyễn Thành Nam: 'Tôi cực kỳ ngưỡng mộ Nguyễn Hà Đông'
Kim Thủy