Giả thuyết mới nhất về nguyên nhân MH370 biến mất không dấu vết
Chiếc máy bay có thể đã đâm xuống Ấn Độ Dương ở góc 90 độ và còn gần như nguyên vẹn khi chìm xuống đáy.
Một giáo sư toán học trường Đại học Texas A&M cùng đồng sự tại Qatar có một giả định toán học về nguyên nhân tại sao các đoàn tìm kiếm không thấy dấu vết nào của chiếc máy bay MH370 mất tích của hang hàng không quốc gia Malaysia hơn một năm trước.
Báo cáo nghiên cứu về giả định này của Giáo sư Goong Chen được đăng trên tạp chí Hội Toán học Hoa Kỳ, cho rằng chiếc máy bay có thể đã đâm xuống Ấn Độ Dương ở góc 90 độ và còn gần như nguyên vẹn khi chìm xuống đáy.
Vào 1:30 sáng ngày 8/3/2014, chiếc máy bay chở 239 người biến mất khỏi màn hình điều khiển hàng không sau hơn một giờ cất cánh từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh.
Một trong các bí ẩn lớn nhất xung quanh chuyến bay MH370 là mặc dù các chuyên gia theo dõi tín hiệu vệ tinh của máy bay ở phía nam Ấn Độ Dương, các đoàn tìm kiếm chưa bao giờ tìm thấy một mảnh vỡ hay vết dầu loang nào từ khu vực này.
Texas A&M lưu ý rằng trong trường hợp chuyến bay 447 của Air France, các đoàn tìm kiếm đã thấy hàng nghìn mảnh vỡ trôi nổi trên Đại Tây Dương chỉ vài ngày sau khi máy bay rơi vào năm 2009.
Chen giải thích rằng nếu máy bay đâm xuống đại dương ở một góc khác, nó sẽ tạo ra một “mômen uốn” lớn từ lực tác động bên ngoài khi chạm nước, làm vỡ tan thân máy bay. Trong trường hợp này, sẽ có thể có rất nhiều mảnh vỡ trên bề mặt nước.
Nhưng nếu đâm xuống theo chiều dọc thì sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều, tạo ra một “mômen uốn” nhỏ hơn. Cánh máy bay có thể vỡ ngay lập tức, nhưng vì chúng năng nên có thể chìm sâu xuống đáy đại dương.
Vì thế theo báo cáo nghiên cứu, nếu may bay rơi xuống đại dương thì phần nào có thể còn nguyên vẹn và nằm xuống đáy đại dương. Sóng biển sẽ đẩy máy bay nằm xuống đáy. Các mảnh vỡ nhẹ như đệm ghế và hành lý hành khách không thể nổi lên bề mặt đại dương nếu thân máy bay còn nguyên vẹn khi bị chìm.
Cũng theo báo cáo nghiên cứu, động cơ máy bay ngừng hoạt động khi máy bay bay lên nhanh, lỗi vận hành của phi hành đoàn hay máy bay hết nhiên liệu có thể là nguyên nhân khiến MH370 rơi xuống đại dương với 1 góc nhọn.
Chen cùng nhóm của ông đã mô phỏng quá trình rơi có thể giống như sau:
Máy bay rơi xuống nước với góc này sẽ không tạo ra sóng giống như khi rơi với một góc nhỏ hơn. Sóng lớn có nhiều khả năng hơn để làm vỡ máy bay trên bề mặt.
Hiệu ứng sau mô tả phân phối áp lực giả định. Báo cáo nhấn mạnh theo các chuyên gia hàng không, cách thức máy bay rơi xuống nước sẽ quyết định nó bị vỡ như thế nào.
Trong kịch bản khác, Chen cùng nhóm cộng sự cho thấy góc rơi sẽ tạo ra sóng lớn hơn và áp lực lớn hơn, và điều đó có thể khiến máy bay bị vỡ nhiều hơn trên bề mặt nước
Chen cùng nhóm cộng sự kết luật rằng, dựa trên nhiều kịch bản đã kiểm tra chính xác, cú đâm nhào là lời giải thích khả thi nhất cho những gì đã xảy ra với chiếc máy bay. Báo cáo nhấn mạnh, nếu máy bay rơi xuống biển theo một góc khác thì tới bây giờ các đội tìm kiếm đã có thể tìm thấy các mảnh vỡ.
“Xác nhận đặc biệt này có tính chất suy đoán nhưng rất thuyết phục”, báo cáo kết luận. Nhóm nghiên cứu cũng lưu ý họ nghiên cứu giả định này dựa trên dữ liệu điện toán, các tiền lệ hàng không và các điều kiện bề mặt khí quyển và đại dương.
Vụ biến mất của MH370 là một trong những bí ẩn kỳ lạ và bi thảm nhất ngành hàng không trong mọi thời đại. Các nhà điều tra cũng không đưa ra được giải thích nào kết luận về chuyện gì đã xảy ra với chiếc máy bay sau khi biến mất khỏi màn hình rada,
Chính quyền Australia tháng trước công bố các nhóm cứu hộ đã mở rộng vùng tìm kiếm MH370 ở Ấn Độ Dương. Họ nói rằng nếu không tìm thấy máy bay ở đây, họ không biết chắc về nơi sẽ tiếp tục tìm kiếm.