Đánh Syria, tại sao thủ tướng Anh phải 'tâu' trước, còn Obama thì không?

02/09/2013 13:49 PM |

Nội dung nổi bật:

Thủ tướng Anh có quyền, nhưng vẫn hỏi. Tổng thống Mỹ phải hỏi, nhưng vẫn áp đặt quyền. Về cơ bản, thủ tướng Cameron không cần phải thông qua Quốc hội, nhưng ông vẫn tham khảo ý kiến. Còn người cần hỏi là Obama thì lại không.


Quốc hội Anh vừa bỏ phiếu phản đối hành động quân sự tại Syria. Trong khi đó chính quyền Obama cho biết Mỹ sẽ đưa ra quyết định riêng.

Vậy tại sao thủ tướng Anh David Cameron phải "tâu" trước với các nhà lập pháp để được phép đánh Syria còn tổng thống Obama thì không?

Câu trả lời ngắn gọn: Về cơ bản thủ tướng Cameron không cần phải thông qua Quốc hội, nhưng ông vẫn tham khảo ý kiến. Còn người cần hỏi là Obama thì lại không.

Tại sao Cameron phải xin ý kiến?

Tại Anh, về nguyên tắc thủ tướng có thể tuyên bố chiến tranh bằng đặc quyền hoàng gia (quyền này được giao phó từ quốc vương cho đến thủ tướng). Nhưng từ năm 2003 khi Tony Blair tham khảo ý kiến các nhà lập pháp về việc đưa quân sang Iraq, các thủ tướng bắt đầu có "thói quen" hỏi ý kiến Quốc hội trước khi ra tay. Thông lệ này đã thắng thế trong cuộc tranh luận về Syria, mặc dù đây là lần đầu tiên thủ tướng Anh thất bại trong việc "xin phép đánh".

Sau cuộc bỏ phiếu, Ed Miliband, lãnh đạo Công Đảng Anh còn yêu cầu Cameron cam kết không sử dụng đặc quyền hoàng gia để tấn công Syria. Cameron đồng ý: "Tôi có thể bảo đảm. Tôi cho rằng cần có một biện pháp cứng rắn với hành động sử dụng vũ khí hóa học, nhưng tôi cũng tôn trọng ý chí của Hạ Viện".

Các chính trị gia Anh Quốc thường xuyên thảo luận về nghị quyết chính thức trao quyền hạn chiến tranh cho Quốc hội. Năm 2007 cựu thủ tướng Anh Gordon Brown có đề xuất một dự luật và Cameron ủng hộ mạnh mẽ. Nhưng đến nay, có lẽ dự luật chưa cần thiết phải thông qua tức thì, một phần vì các thủ tướng đã có thói quen hỏi ý kiến trước khi ra tay.

Vì sao Obama "chém trước, tâu sau"?

Về nguyên tắc, đáng lý ông Obama phải được Quốc hội chấp thuận mới có quyền phát động chiến tranh. Chính xác hơn, theo "Nghị quyết quyền hạn chiến tranh" năm 1973, tổng thống có nghĩa vụ thông báo cho Quốc hội trong vòng 48 giờ về lực lượng vũ trang hành động quân sự tại nước ngoài. Tổng thống có 60 ngày để chờ đợi chấp thuận, nếu không phải ngưng hành động trong vòng 30 ngày.

Nhưng việc ấy đâu hề xảy ra khi năm 2011 tổng thống Obama cho máy bay chiến đấu tiến vào Lybia. Chính quyền phản biện rằng "Nghị quyết quyền hạn chiến tranh 1973" không được áp dụng khi Mỹ "không tham gia "tác chiến dài lâu, hay tích cc chiến đu chng li các lc lưng thù địch" hay "có sự hiện diện của bộ binh". (Thay vào đó, Mỹ thả bom và bắn tên lửa (!)).

Tương tự với Syria, chính quyền Obama khẳng định bản thân họ có quyền tấn công, Quốc hội không can hệ gì hết. Thượng nghị sĩ Rober Menedez cho biết tổng thống có "quyền hạn nhất định, kể cả khi chịu ảnh hưởng của Đạo Luật về Quyền Chiến Tranh (War Powers Act), ngài có thể xuất phát từ lợi ích an ninh quốc gia để hành động". (Dù vậy Menendez vẫn yêu cầu Obama giải trình lý do với các nhà lập pháp).

Về phái những người ủng hộ Quốc hội, ít nhất 98 thành viên Đảng cộng hòa và 18 thành viên Đảng dân chủ đã ký một lá thư kêu gọi Tổng thống xin phép chính thức về hành động quân sự. "Nếu Syria không gây nguy hiểm trực diện với Mỹ và phát động chiến tranh khi không có sự đồng ý của Quốc hội sẽ vi phạm vào quy tắc phân quyền đã ghi rõ theo hiến pháp."

Đáng chú ý là năm 2007, Barack Obama - khi ấy còn là ứng cử viên - từng ủng hộ việc "xin ý kiến Quốc hội". Ông trả lời báo Boston Globe: "Theo hiến pháp, trong những trường hợp không liên quan đến việc ngăn chặn mối đe dọa thực sự - hay sắp xảy ra - với đất nước, Tổng thống không có quyền đơn phương cho phép thực hiện chiến tranh."

Vậy nó có trùng khớp với lập trường hiện tại của ông Obama? Nhà Trắng phản biện rằng Syria sử dụng vũ khí hóa học là hành động vi phạm quy tắc quốc tế và thực sự hình thành "mối đe dọa đang đến gần" cho nước Mỹ. Theo lời của phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney: "Nếu để mặc vũ khí hóa học được sử dụng trên phạm vi lớn mà không có phản ứng gì, Hoa Kỳ sẽ gặp khó khăn hoặc nguy hiểm về mặt lợi ích an ninh quốc gia."

Thùy An

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM