Bí ẩn “bút bi thần kỳ” ghi xong xóa ngay bút tích
Loại bút này ghi xong có thể xóa ngay bút tích. Hình dáng cây bút giống hệt các loại bút bi bình thường nhưng có thể ghi, sửa ngay trên các loại giấy tờ quan trọng như hợp đồng, văn bằng, giấy ghi nợ…
Săn tìm “bút bi thần kỳ”
Trái ngược với việc tìm mua các loại “bút phù thủy” (còn gọi là bút bay mực sau 24 giờ) xuất xứ từ Trung Quốc, cuộc truy tìm “bút bi thần kỳ” gặp nhiều khó khăn hơn.
Toàn bộ quá trình thử nghiệm của Thanh Niên Online cho thấy, bút có khả năng xóa bút tích. Chúng tôi bắt đầu trên các trang mạng, chợ điện tử, chợ hàng độc, hàng hiệu… tìm đủ cách đặt mua cây bút này nhưng đành bất lực.
Chính phủ cần sớm có quy định bổ sung Nghị định 59/2006/NĐ-CP (Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện), đưa mặt hàng “bút bi thần kỳ” vào danh mục các mặc hàng cấm kinh doanh, lưu hành, buôn bán. Đối với việc sử dụng (nếu có), Chính phủ cần sớm có quy định cụ thể các nhóm đối tượng được phép sử dụng (nói cách khác: sử dụng có điều kiện), đồng thời tăng cường quản lý tránh hiện tượng loại bút này lọt vào tay kể xấu.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho rằng, các trang web chuyên rao bán “bút phù thủy” cũng “bó tay” khi chúng tôi hỏi mua loại hàng "độc" này. Mở rộng phạm vi tìm kiếm, chúng tôi được một số admin (chủ diễn đàn mạng) mách nước tìm gặp Khang - một chủ cửa hàng chuyên săn các mặt hàng "độc" ở Q.10 nhờ tìm mua “hàng độc”. Sau nhiều ngày, Khang cũng bó tay.
“Bút này không thể là hàng Trung Quốc. Bởi tôi chuyên săn các mặt hàng "độc" xuất xứ từ nước này cũng chỉ săn được “bút phù thủy” bay mực”, Khang khẳng định.
Theo thông tin Khang có được, những lúc hàn huyên cùng bạn bè, từng nghe nhắc đến loại bút bi xóa mực mà các kiến trúc sư người nước ngoài sử dụng khi làm việc tại một số công trình ở Q.2 (TP.HCM).
Lần theo dân công trình, chúng tôi gặp được một kiến trúc sư tên N. đang sở hữu được cây “bút bi thần kỳ” giữa một buổi trưa hè nắng gắt.
Thấy chúng tôi tò mò, N. giải thích: “Nhìn thoáng qua, cây bút bi xóa mực không khác cây bút bi bình thường, dễ dàng mua ngoài thị trường. Tuy nhiên, mực bút này (bút "thần kỳ" - PV) có thể tẩy xóa, sửa chữa được, rất khó nhận ra…”. Nói xong N. thử nghiệm ngay, viết mấy dòng trên tờ giấy trắng rồi xóa dấu vết trước sự trầm trồ của chúng tôi.
“Cây bút của mình nhờ bạn bè bên Nhật mua rồi mang về Việt Nam qua đường xách tay”, N. nói. Theo N., ở TP.HCM cũng có thể săn được loại bút này, nhưng rất khó khăn.
Trở về trong sự ngưỡng mộ sự “kỳ bí” của cây “bút thần kỳ”, chúng tôi tiếp tục đặt hàng dân săn hàng "độc" ở TP.HCM và cuối cùng cũng mua được một cây “bút bi thần kỳ” với giá gần 1 triệu đồng.
Kỳ lạ hơn, khi chúng tôi ghi chữ ra giấy sau đó dùng bật lửa hơ phía dưới tờ giấy, mực cũng tự động biến mất rất nhanh, không để lại dấu vết…
Hiểm họa khó lường
Cây “bút bi thần kỳ” khó tìm mua, song nếu cây bút này bị kẻ xấu lợi dụng thì hậu quả khôn lường gấp hàng chục lần “bút phù thủy”.
“Bút sa, gà chết”. Chính vì vậy, khi chúng tôi tiếp xúc với một số cán bộ công chứng tại TP.HCM, tất cả đều thực sự lo ngại nếu không may đóng mộc “chứng” các loại giấy tờ do kẻ xấu dùng “bút bi thần kỳ” viết ra. Sau khi công chứng xong, kẻ xấu dễ dàng tẩy xóa viết lại nội dung khác.
Đem cây bút vừa “săn” được đến gặp luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, sau vài thử nghiệm từ cây bút “độc”, luật sư Hậu cũng không tin vào mắt mình: “Quá bất ngờ, cây bút này rủi vào tay kẻ xấu thì tiền tỉ “bay” như không…”.
Những người làm trong ngành ngân hàng phụ trách khâu tín dụng cũng rất sửng sốt khi nghe chúng tôi đặt giả thiết khách hàng dùng “bút bi thần kỳ”, ghi các giấy tờ khi thực hiện giao dịch.
“Hầu hết khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng đều dùng bút tại ngân hàng. Khi có giao dịch bên ngoài, khách hàng cũng có thể dùng bút của họ. Nếu nhân viên tín dụng không tỉnh táo bị khách hàng dùng “bút tẩy xóa” nói trên để ghi hợp đồng, giao dịch dễ xảy ra nhiều rắc rối… Tôi sẽ khuyến cáo các nhân viên tín dụng cần hết sức cảnh giác khi giao dịch với khách hàng, đặc biệt là khách hàng tự dùng bút viết, ký các giấy tờ”, Phó giám đốc một chi nhánh ngân hàng tại TP.HCM cho biết.
Hiện tại, loại bút này chưa phổ biến nhưng nếu không quản lý chặt sẽ phổ biến trong thời gian tới. Do đó, Chính phủ cần sớm có quy định bổ sung Nghị định 59/2006/NĐ-CP (Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện), đưa mặt hàng “bút bi thần kỳ” vào danh mục các mặc hàng cấm kinh doanh, lưu hành, buôn bán. Đối với việc sử dụng (nếu có), Chính phủ cần sớm có quy định cụ thể các nhóm đối tượng được phép sử dụng (nói cách khác: sử dụng có điều kiện), đồng thời tăng cường quản lý tránh hiện tượng loại bút này lọt vào tay kể xấu.
Khi chưa đưa vào danh mục cấm lưu hành, cấm buôn bán, Chính phủ nên có ngay văn bản cấm nhập mặt hàng nói trên. (Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)