ASEAN - cơ sở ôtô mới của thế giới
Đến năm 2020, thị trường ô tô trong khu vực ASEAN dự kiến sẽ vươn tới vị trí thứ 5 toàn cầu sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và Brazil. Tiềm năng tăng trưởng rất lớn này thu hút các nhà sản xuất hàng đầu.
"Chào mừng bạn đến Detroit của phương Đông !". Các cánh đồng dứa có từ mười năm nay của tỉnh Rayong, phía đông nam Bangkok Thái Lan, đã bị đẩy lên trên những ngọn đồi xanh xung quanh. Thay vào đó là một khu công nghiệp ôtô phát triển rộng lớn, giống hình ảnh của "Kinh đô xe hơi" tại Detroit vào những năm 1960.
Thị trường đầy tiềm năng ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm mười thành viên được ví như là mảnh đất vàng cho nhà sản xuất xe hơi. Khu vực này có 650 triệu người tiêu dùng tiềm năng, nhiều hơn ở châu Âu hay Mỹ và tỉ lệ sở hữu ôtô trên số dân trung bình còn rất cao. Từ năm 2013, doanh số bán xe ở đây (3.36 triệu xe) đã vượt qua Nga (2.6 triệu) xếp ở vị trí thứ 7 trên thế giới.
Số xe ôtô bán ra trong năm 2014 tại các nước ASEAN - nguồn ASEAN Automotive Federation
Thị trường Thái Lan đã mất ngôi vị số một của mình 2 năm liên tiếp vào tay Indonesia trong năm vừa rồi. Ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt năm 2011, để phục hồi ngành ôtô chính phủ Thái Lan đã có chính sách hỗ trợ tiền khuyến khích cho người mua xe lần đầu. Vì thế trong năm 2012, các nhà máy đã hoạt động hết công suất. Nhiều gia đình ở đặt mua xe vì bị thu hút bởi tiền khuyến khích mua xe của chính phủ Thái Lan trong năm 2012-2013, thậm chí trẻ con cũng có đơn đặt hàng mang tên của chúng. Thị trường đã trở lại bình thường khi chính sách hỗ trợ kết thúc.
Sản xuất tập trung chủ yếu ở Thái Lan
Thái Lan thể hiện một sự thống trị rõ ràng trong công nghiệp sản xuất, tiếp theo là Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Vương quốc này sản xuất 1.8 triệu xe trong năm 2014, chiếm gần một nửa tổng số xe ở ASEAN, xuất khẩu sang Úc, Nam Phi và các nước trong khu vực.
Sản lượng ôtô sản xuất trong năm 2014 tại các nước ASEAN - nguồn ASEAN Automotive Federation
Vào đầu những năm 1970 với các nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng để sửa chữa các loại xe cũ đã qua sử dụng, được bán ra trong nước, Thái Lan phát triển từ rất sớm chính sách thu hút đầu tư để đón nhận những tập đoàn sản xuất ôtô lớn nhất trên thế giới. Cùng với mức độ tiếng Anh tốt, công nhân cũng được dạy tốt hơn so với Trung Quốc, đất nước này đã thành công trong việc đưa ngành công nghiệp ôtô và phụ trợ trở thành một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế : 450 000 lao động, 8.1% GDP của Thái Lan, 11.5% giá trị xuất khẩu. Các nhà đầu tư Thái Lan cũng được khuyến khích tái đầu tư trong nước do một đạo luật rất hạn chế về việc đầu tư lợi nhuận ra nước ngoài.
Tuy nhiên với những bất ổn chính trị gần đây diễn ra ở Thái Lan, các tập đoàn ôtô có vẻ tập trung sang Indonesia, thu hút bởi giá nhân công rẻ hơn, một thị trường đầy hứa hẹn với 250 triệu dân và một chính sách thuế hấp dẫn.
Gần bằng về số dân, khác với Philippines (nhập khẩu 62% năm 2014), Việt Nam với chính sách thuế, phí cao để bảo hộ các doanh nghiệp trong nước, hạn chế về cơ sở hạ tầng, thị trường và đặc biệt lượng xe nhập khẩu bị giới hạn.
Dây truyền sản xuất chi phối bởi các nhà sản xuất Nhật Bản
Bắt đầu xây dựng các nhà máy từ cuối những năm 60, các tập đoàn ôtô Nhật hiện giờ chiếm 70% sản lượng và 85% thị phần ở ASEAN. Chiếc lược của họ không chỉ tập trung chủ yếu vào Thái Lan như một cơ sở xuất khẩu mà cả Indonesia và Việt Nam, đặc biệt tại các nhà máy sản xuất công suất lớn. Một điểm khá đặc biệt là tại Malaysia các hãng của Nhật chỉ chiểm 28% đứng sau hai hãng quốc gia Preodua và Proton.
Thị phần xe du lịch của các hãng 2014 – nguồn Frost & Sullivan
Bởi tính chất lịch sử và tập trung vào các thị trường Trung Quốc và Ấn Độ, sự hiện diện của các nhà sản xuất Châu Âu ở khu vực Đông Nam Á còn rất ít. Peugeot lắp đặt một nhà máy tại Việt Nam và đưa vào sử dụng từ cuối năm 2013. Renault bắt đầu đầu tư vào Indonesia và Malaysia với sự giúp đỡ của liên minh Nissan.
Hướng tới một mức tiêu thụ & sản xuất quy mô lớn
Các cơ hội trong khu vực là rất lớn, do tăng trưởng dân số và sự gia tăng đáng kể trong thu nhập bình quân đầu người. Indonesia là nước có triển vọng nhất, tiếp tục là thị trường xe hơi lớn nhất trong khu vực bởi quy mô dân số đứng thứ 4 thế giới và thị trường vẫn còn ít xe ôtô. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp toàn cầu ô tô từ năm 2010 nằm tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Dự kiến từ năm 2016, Thái Lan, Indonesia và Malaysia sẽ gia nhập nhóm dẫn đầu sản xuất, sau Trung Quốc và Ấn Độ.
>> Thị trường ô tô đầu năm 2015: Màn khai pháo ấn tượng
Trần Vũ