A-Z về khủng hoảng Hy Lạp qua 15 biểu đồ
Được tổng hợp bởi Mike Hanley Giám đốc cấp cao và Truyền thông của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) dưới đây là 15 đồ thị để hiểu nhanh nhất nguyên nhân xảy ra khủng hoảng tại Hy Lạp.
Khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu vào năm 2007-2008 đã gây nên nhiều biến động lớn đến kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó các quốc gia phải thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm can thiệp tình hình và giúp nền kinh tế dần thoát khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng có khả năng phục hồi và phát triển hậu khủng hoảng, Hy Lạp được xem là một trong những nền kinh tế ở châu Âu vẫn đang nằm trong xoáy trầm trọng của cuộc khủng hoảng này.
Các nhà nghiên cứu, chính sách công đề cập một số nguyên nhân gây nên cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp:
Thứ nhất, việc quản lý và cân đối chi tiêu không phù hợp dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách quá mức. Chiêu tăng cao trong khi các nguồn thu của chính phủ lại rất thấp gây nên hiện tượng vỡ nợ cho nền kinh tế. Từ do các hoạt động kinh tế trong nội bộ quốc gia này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thứ hai, việc quản lý yếu kém và không minh bạch về nợ công và các hoạt động chi tiêu trong nhiều năm liền đã làm mất đi niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế Hy Lạp. Trong bối cảnh như vậy, Hy Lạp không nhận được nhiều sự ủng hộ của các quốc gia lớn ở châu Âu như Đức cũng làm cho nước này không dễ dàng thoát ra được khủng hoảng.
Khủng hoảng ở Hy Lạp đã làm cho nền kinh tế này rơi vào khó khăn với việc thất nghiệp tăng cao. Hệ thống ngân hàng ở nước này không thể vận hành hiệu quả làm cho các hoạt động sản xuất tiêu dùng gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, các thị trường vốn, thị trường chứng khoán lại hoạt động không hiệu quả do thiếu niềm tin của các nhà đầu tư làm cho Hy Lạp không thể vực dậy. Rõ ràng, các chỉ số phúc lợi an sinh xã hội như giáo dục, y tế của người dân Hy Lạp đang bị suy giảm nghiêm trọng.
Được tổng hợp bởi Mike Hanley Giám đốc cấp cao và Truyền thông của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) dưới đây là 15 đồ thị để hiểu nhanh nhất nguyên nhân xảy ra khủng hoảng tại Hy Lạp.
Sản lượng bình quân đầu người (GDP) Hy Lạp đã giảm một phần tư trong vòng sáu năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tiếp tục giảm trong khi các quốc gia Châu Âu khác đã bắt đầu phục hồi.
Biểu đồ 1: GDP bình quân đầu người các quốc gia Khu vực đồng tiền chung châu Âu từ năm 2007.
_________ Đức 7.8%
_________ Pháp 0.6%
_________ Potugal -0.7%
_________ Ireland -1.8%
_________ Spain -2%
_________ Ý -10.8%
_________ Hy Lạp -20.3%
Khoản nợ của Hy Lạp cao hơn nhiều và thâm hụt hơn nhiều các quốc gia Châu Âu khác.
Biểu đồ 2: So sánh Nợ chính phủ và thâm hụt giữa các các quốc gia Khu vực đồng tiền chung châu Âu
Xảy ra hiện tượng giảm phát xuyên suốt năm vừa qua. Khi giá giảm, không có động cơ để người tiêu dùng mua các hàng hoá. Lý do là họ kỳ vọng trong tương lai giá tiếp tục giảm, và họ chờ đợi vào điều đó.
Biểu đồ 3: Tỷ lệ lạm phát của các quốc gia Khu vực đồng tiền chung châu Âu
Biểu đồ 4: Tỷ lệ lạm phát của Hy Lạp so với tỷ lệ lạm phát trung bình Khu vực đồng tiền chung châu Âu và so với Đức.
Trong khi đó, Tỷ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp đạt mức cao nhất ở châu Âu, trên 25%.
Biểu đồ 5: Tỷ lệ thất nghiệp tại các quốc gia châu Âu
Biểu đồ 6: Tỷ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp theo độ tuổi
Một trong số những lý do khiến tỷ lệ thất nghiệp cao ở Hy Lạp là do chi phí lao động gia tăng hơn 50%, nhanh hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác ở châu Âu ...
Biểu đồ 7: Chi phí lao động đơn vị của các quốc gia Khu vực đồng tiền chung châu Âu
Chính phủ Hy Lạp đã phải trả chi phí cao hơn các quốc gia khác ở châu Âu để được vay tiền ...
Biểu đồ 8: Lợi suất trái phiếu chính phủ ngoại vi Khu vực đồng tiền chung châu Âu
Trái phiếu chính phủ Hy Lạp được cho là rủi ro hơn và cao hơn bất kỳ chính phủ châu Âu nào khác ...
Biểu đồ 9: Lợi suất trái phiếu ngoại vi Khu vực đồng tiền chung châu Âu
Thị trường chứng khoán Hy Lạp đã xuống sâu hơn một phần ba trong 12 tháng qua ...
Biểu đồ 10: Thị trường chứng khoán ngoại vi Khu vực đồng tiền chung châu Âu
Thị trường chứng khoán Hy Lạp quay lại thời điểm những năm 1990 ...
Biểu đồ 11: Thị trường chứng khoán Hi Lạp giai đoạn 1990 - 2014
Dự trữ tiền mặt của quốc gia này giảm mạnh kể từ khi khủng hoảng xảy ra
Biểu đồ 12: Tiền gửi tiết kiệm Hi Lạp
Biểu đồ 13: Tiền gởi tiết kiệm Khu vực đồng tiền chung châu Âu
Và sự khác biệt giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư đã trở nên đậm nét hơn ...
Biểu đồ 14: Tài khoản vãng lai Hi Lạp
Và, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã cho vay những khoản tiền khổng lồ …
Biểu đồ 15: Đồ thị về khoảng vay của Hy Lạp tại Ngân hàng Trung ương Châu Âu.
Với các thông tin kinh tế vĩ mô, và các chỉ số tài chính được trình bày ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng khủng hoảng kinh tế ở Hy Lạp vẫn đang rất lớn. Quốc qua này vẫn đang trong giai đoạn khó khăn nhất để tìm cách ổn định lại nền kinh tế với sự vận hành bình thường của các thị trường, đặc biệt là thị trường vốn. Bài học về những nội tại của Hy Lạp cần được các nước khác xem xét để tránh rơi vào các cuộc khủng hoảng sâu và lâu hơn.
>> [Q&A] Điều gì đang chờ đợi Hy Lạp và châu Âu?
Phương Huỳnh