8 câu hỏi xung quanh vụ truy thu thuế tiêu thụ đặc biệt của Sabeco

13/07/2015 08:38 AM |

Kiến nghị thu hồi thuế TTĐB được công bố vào thời điểm có nhiều thông tin về việc Sabeco sắp “chốt” được đối tác chiến lược sau nhiều năm cổ phần hóa.

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước năm 2014 đã yêu cầu Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) phải nộp thêm hơn 408 tỷ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), tính riêng trong năm 2013. Sự kiện này gây chú ý lớn không chỉ vì đây là số tiền lớn mà còn đặt ra vấn đề về lỗ hổng của các chính sách thuế.

Dưới đây là 10 câu hỏi đánh quan tâm nhất xung quanh vụ việc này:

Q: Tại sao Sabeco lại bị thu thêm 408 tỷ đồng tiền thuế TTĐB?

A: Theo Kiểm toán Nhà nước (KTNN), Sabeco đã thành lập và bán bia của mình qua Công ty Thương mại Sabeco (công ty con) và áp dụng tính, kê khai và nộp thuế TTĐB theo giá bán ra tại công ty con này.

Công ty Thương mại Sabeco tiếp tục bán bia qua các công ty thương mại vùng (cũng là các công ty do Sabeco chi phối) cũng với mức giá thấp để chịu mức nộp thuế thấp hơn.

KTNN xác định khâu cuối cùng của mô hình sản xuất là các công ty thương mại vùng trước khi bán cho các đại lý. Do đó, Sabeco bị kiến nghị truy thu thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2013

Q: Có quy định nào để tránh tình trạng doanh nghiệp lách thuế không?

A: Theo quy định, bia sản xuất ra sẽ phải nộp thuế TTĐB với mức 50% tại thời điểm năm 2013, song mức giá nào được sử dụng để tính thuế sẽ quyết định số thuế phải nộp.

Để tránh trường hợp doanh nghiệp sản xuất bia (hay các mặt hàng khác chịu thuế TTĐB) chuyển giá, khai giá bán ra thấp để được nộp thuế ít đi.

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 05/2012 quy định: Nếu nhà sản xuất bán hàng qua cơ sở kinh doanh thương mại thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán của cơ sở sản xuất nhưng không thấp hơn 10% giá bán bình quân của cơ sở thương mại bán ra.

Q: Sabeco nói gì về kết luận của KTNN?

A: Sabeco khẳng định đã làm đúng quy định của Nhà nước tại các Nghị định, Thông tư, Công văn... được hướng dẫn nên không sai luật.

Sabeco cho rằng các công ty thương mại khu vực là công ty liên kết (dù Sabeco nắm tới trên 90% cổ phần), nên không thể lấy giá các công ty này làm giá tính thuế.

Q: Nếu tính thuế như KTNN nêu thì giá bán bia của Sabeco có bị tăng hay không?

A: Sabeco thừa nhận nếu tính thuế như kiến nghị của kiểm toán thì sẽ làm tăng 10% doanh thu chịu thuế.

Q: Lợi nhuận của Sabeco từ năm 2008 đến nay sẽ bị ảnh hưởng?

A: Nếu thực hiện như kết luận kiểm toán, các đơn vị của Sabeco sẽ phải nộp bổ sung thuế TTĐB, từ năm 2008 đến nay ước tính khoảng 3.500 tỷ đồng. Ngoài ra việc điều chỉnh giá mua sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của Sabeco.

Q: Lợi nhuận sẽ giảm bao nhiêu?

A: Sabeco ước tính, nếu thay đổi phương pháp tính thuế theo yêu cầu của KTNN, tổng công ty này sẽ phải giảm lợi nhuận mỗi năm 350 - 400 tỉ, tổng cộng sẽ lên tới khoảng 4.000 tỉ đồng.

Q: Vì sao đến nay Sabeco mới bị truy thu khoản thuế TTĐB này?

A: Kiếm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán Sabeco theo kế hoạch. Kết quả kiểm toán và kiến nghị thu hồi thuế TTĐB được công bố vào thời điểm có nhiều thông tin về việc Sabeco sắp “chốt” được đối tác chiến lược sau nhiều năm cổ phần hóa.

Q: Ngoài Sabeco thì những doanh nghiệp khác có áp dụng chiêu thức lách thuế TTĐB này không?

A: Hiện có hàng loạt “ông lớn” khác cũng có mô hình hoạt động, kinh doanh và nộp thuế TTĐB tương tự như Sabeco. Như Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco), Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Công ty liên doanh Nhà máy bia Việt Nam (VBL-sản xuất các loại bia Heineken, Tiger)...

Khánh Nhi

Cùng chuyên mục
XEM