7 sai lầm đầu tư nên tránh trong năm 2016

09/02/2016 19:32 PM |

Hãy bắt đầu năm mới bằng cách cải thiện tình hình tài chính của bạn. Trước tiên là nhận biết đâu là những sai lầm đầu tư trong năm cũ và cần tránh lặp lại trong năm mới.

Trong năm mới, bạn thường hy vọng những khó khăn trong năm cũ sẽ được cải thiện trong năm mới, và nếu mọi chuyện trong năm ngoái tốt đẹp, bạn sẽ lại mong năm nay cũng sẽ thuận buồm xuôi gió. Tuy nhiên, nếu không có kế hoạch và hành động một cách thích hợp, bạn sẽ sớm gặp khó khăn trong năm 2016 và lại khao khát một năm 2017 tốt hơn.

Để giúp bạn bắt đầu đi đúng hướng, đây là 7 sai lầm đầu tư cần tránh trong suốt năm 2016 mà trang Foxbusiness đã chỉ ra.

Sự chần chừ và thờ ơ

Nếu các khoản đầu tư của bạn đã vào guồng và đang tự vận hành, tốt nhất bạn nên hy vọng chúng sẽ cho hiệu suất bình thường. Để làm được điều này, bạn phải xác định đâu là các ưu tiên của bạn, phân tích các khoản đầu tư của bạn và hiệu suất của chúng theo thời gian để đề ra một chiến lược đầu tư dài hạn.

Không đầu tư theo một kế hoạch

Nếu bạn đã vạch ra một kế hoạch đầu tư nhưng không lại không bám vào nó, điều đó chẳng khác gì bạn không có một kế hoạch nào cả. Luôn luôn có những cám dỗ ngắn hạn và nếu bạn vì chúng mà làm thay đổi kế hoạch tài chính của bạn, thì bạn nên xem xét thật kỹ. Nếu là lý do chính đáng, bạn có thể suy xét và chăm chỉ kiểm tra các tùy chọn. Đừng ngần ngại tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia để có một kế hoạch tài chính khả thi, và chống lại sự thôi thúc từ bỏ nó chỉ vì một lợi ích ngắn hạn.

Nhầm lẫn về giá trị

Giá của một cổ phiếu phản ánh những gì mọi người sẽ trả cho nó - giá đó có thể hợp lý hoặc không. Giá trị cổ phiếu của một công ty thường là giá trị khách quan và thường được thiết lập bởi các nhà đầu tư dài hạn. Một cổ phiếu có thể giao dịch trên hoặc dưới giá trị lịch sử của nó, và bạn cần phải hiểu được tại sao trước khi bạn mua hoặc bán.

Thực hiện thẩm định dựa trên thông tin công ty cung cấp cũng như các thông tin thị trường rộng lớn hơn. Chẳng hạn công ty đó đang phát triển những sản phẩm hoặc dịch vụ gì mới? Doanh thu từng quý ra sao? Năng lực của ban lãnh đạo như thế nào? Tỷ lệ giá trên thu nhập của công ty ra sao, và nó có thể bị đánh giá thấp? Có khả năng xảy ra tranh chấp, hoặc cần một khoản chi phí lớn sắp tới?... Bằng cách tìm hiểu kỹ hơn về các công ty, bạn sẽ tìm thấy những cơ hội đầu tư có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận.

Không đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn

Thật là nguy hiểm nếu đầu tư vào quá nhiều lĩnh vực hoặc bỏ tất cả các khoản đầu tư của bạn vào một giỏ. Hầu hết các chuyên gia khuyến nghị chỉ nên đa dạng hóa danh mục đầu tư vào một số kênh đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản và hàng hóa.

Với kênh đầu tư cổ phiếu, họ tiếp tục tư vấn nên đa dạng hóa theo ngành. Điều đó có nghĩa không chỉ đầu tư tiền của bạn trong các công ty khác nhau mà còn trong nhiều lĩnh vực thị trường được đánh giá là có tiềm năng (như năng lượng, công nghệ, tài chính, nông nghiệp,...).

Còn với kênh đầu tư trái phiếu, điều quan trọng là phải đa dạng hóa các tổ chức phát hành, kỳ hạn và rủi ro tín dụng.

Với kênh đầu tư bất động sản nên tránh đầu tư tràn lan theo khu vực địa lý nhưng cũng không nên chỉ đầu tư một loại bất động sản (nhà ở, chung cư, văn phòng,...).


Đừng đầu tư theo tâm lý bầy đàn. Ảnh minh họa.

Đừng đầu tư theo tâm lý bầy đàn. Ảnh minh họa.

Tâm lý bầy đàn

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã không đạt được sự giàu có của ông nếu đầu tư theo tâm lý bầy đàn bởi ông có thể xác định giá trị và theo đuổi chuyển động của nó chống lại bầy đàn. Rất ít người trong chúng ta có thể có được những kỹ năng đầu tư như Warren Buffett, nhưng tất cả chúng ta đều có cơ hội tìm hiểu thật kỹ trước khi đầu tư.

Suy nghĩ ngắn hạn

Hãy có một tầm nhìn xa hơn với các khoản đầu tư của bạn và không cố gắng để chạy theo thị trường. Thậm chí tin tưởng một danh sách các khoản đầu tư "nóng" dựa trên hiệu suất một năm là không khôn ngoan. Thay vào đó, hãy nhìn vào hiệu suất của một cổ phiếu trong thời gian dài trước khi bạn mua hoặc bán, và nhớ lại những lời khuyên về giá trị của nó.

Tự lừa chính bản thân

Hãy đánh giá hoạt động đầu tư của bạn một cách trung thực, đặc biệt là nếu bạn đang xử lý các khoản đầu tư cá nhân. Hãy suy nghĩ về cách làm thế nào để bạn so sánh với thị trường? Liệu khoản đầu tư của bạn có luôn tốt theo thời gian?

Nếu không, hãy suy nghĩ về lý do tại sao tại sao khoản đầu tư của bạn không sinh lời, không có chuyển biến. Nếu bạn cứ giữ các khoản đầu tư khi nó đã qua thời điểm lập đỉnh của chúng, và sợ bán vì nghĩ chúng có thể lập đỉnh một lần nữa, thì bạn phải nên suy xét lại. Bạn đã không còn may mắn? Liệu bạn có cần trả tiền cho một lời tư vấn? Nếu bạn không thể tìm được câu trả lời, thì hãy tìm một chuyên gia hoặc đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để cung cấp cho bạn lời khuyên thẳng thắn và đáng tin cậy.

Về bản chất thực hiện một kế hoạch và gắn bó với nó chính là cách để bạn thẩm định tất cả các hành động của mình, có cái nhìn dài hạn, hiểu được giá trị, và thành thật với chính mình.

Theo Kiều Châu

Cùng chuyên mục
XEM