Thị trường tiền số đồng loạt lao dốc, Bitcoin rớt xuống dưới mốc 44.000 USD

06/01/2022 08:52 AM | Kinh doanh

Giá Bitcoin giảm sâu sau khi Fed công bố biên bản cuộc họp tháng 12. Các nhà hoạch định chính sách đang ngày càng lo ngại về tình trạng lạm phát gia tăng và khả năng sẽ nâng lãi suất vào tháng 3 năm nay.

Ngay sau khi Fed công bố biên bản, Bitcoin giảm hơn 4% xuống còn 44.200 USD từ mức 46.000 USD, sau đó tiếp tục mất 5,8% và giao dịch quanh mức 43.562 USD vào lúc 8 giờ sáng (giờ Hà Nội).

 Thị trường tiền số đồng loạt lao dốc, Bitcoin rớt xuống dưới mốc 44.000 USD  - Ảnh 1.

Các quan chức Fed chỉ ra rằng số liệu lạm phát và những khó khăn của thị trường lao động sẽ là yếu tố thúc đẩy họ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến. Ngoài ra, NHTW cũng dự định thu hẹp bảng cân đối kế toán gần 9 nghìn tỷ USD.

Bitcoin bị bán tháo ở cùng thời điểm với thị trường chứng khoán, cũng như cổ phiếu công nghệ đồng loạt rớt giá. Ở phiên hôm qua, Nasdaq Composte mất 2,7% xuống 15.190 điểm.

Trong khi đó, Bitcoin không phải là đồng tiền số duy nhất giảm mạnh. Ether cũng giảm hơn 7% xuống 3.531,23 USD. Nhiều đồng altcoin khác có diễn biến tương tự, khi Solana mất 8,98% xuống 153 USD, Cardano giảm 6,9% còn 1,23 USD. Diễn biến này cho thấy các đồng tiền số đang hoạt động như một cổ phiếu công nghệ hơn là kho lưu trữ giá trị hay vàng kỹ thuật số có khả năng chống lại lạm phát.

Những người ủng hộ Bitcoin lập lập, do nguồn cung hạn chế, chỉ với 21 triệu coin, đồng tiền này không thể bị mất giá như các đồng tiền pháp định, dễ ảnh hưởng bởi lạm phát vì mất sức mua. Tuy nhiên, Bitcoin cũng không thể trụ vững và đang chịu áp lực khi Fed cùng các NHTW chuẩn bị "siết van" và báo hiệu sẽ nâng lãi suất trong năm nay.

Tăng lãi suất tăng và thắt chặt điều kiện tài chính được thực hiện nhằm kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, tác dụng phụ của việc này là ảnh hưởng đến các tài sản mang tính đầu cơ, khi nhà đầu tư tìm đến các tài sản an toàn hơn. Lĩnh vực công nghệ đã bị ảnh hưởng nặng nề khi nhà đầu tư đổ xô đến các cổ phiếu giá trị, bao gồm năng lượng và một số ngành khác có thể hoạt động tốt hơn trong môi trường lạm phát.

Theo Chi Lan

Cùng chuyên mục
XEM