Thị trường dầu mỏ trước căng thẳng Mỹ - Ả rập Xê út

27/10/2018 16:20 PM | Xã hội

Sau 45 năm, mối quan hệ giữa Mỹ và Ả rập Xê út một lần nữa đứng trước nguy cơ rạn vỡ nghiêm trọng do vụ mất tích của nhà báo Jamal Khashoggi hồi đầu tháng 10, mà theo các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, Khashoggi đã bị thủ tiêu. Cả thế giới đang hồi hộp theo dõi người Mỹ sẽ xử lý ra sao và liệu thị trường dầu mỏ toàn cầu có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào.

Ả rập Xê út bị cô lập

Trong diễn biến mới nhất, chính quyền Ả rập Xê út sau nhiều lần chối bỏ, gần đây đã thừa nhận nhà báo bất đồng chính kiến Khashoggi đã chết trong lãnh sự quán của nước này tại Thổ Nhĩ Kỳ. Động thái này được xem là sự thừa nhận sau khi phải chịu áp lực không ngớt từ các chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Nhiều lãnh đạo các quốc gia đã kịch liệt phản đối hành động của Ả rập Xê út vì đi ngược lại với những nguyên tắc tiến bộ, dân chủ và nhân quyền.

Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ không chỉ dừng lại ở các lời chỉ trích mà những hành động thực tế hơn đã được đưa ra. Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai (FII) tổ chức vào ngày 23/10 tại thủ đô Riyadh của Ả rập Xê út đứng trước khả năng thất bại sau khi nhiều nước và các tổ chức quốc tế tẩy chay.

Ngày 18/10, các bộ trưởng cấp cao của Anh, Pháp và Hà Lan đã đồng loạt thông báo hủy kế hoạch tham gia, trong khi các doanh nghiệp  lớn như Google cho đến người đứng đầu Ngân hàng Thế giới là Jim Yong-kim cũng sẽ không tham dự FII. Một loạt tờ báo và hãng truyền thông lớn của Mỹ từ chối bảo trợ truyền thông cho sự kiện này.

Với xu hướng giá dầu đã tăng mạnh gần đây trong bối cảnh nguồn cung bị thiếu hụt từ Venezuela và Iran, nếu như Ả rập Xê út thắt chặt nguồn cung trở lại thì việc giá dầu sớm vượt mốc 100USD/thùng là hoàn toàn có thể. Điều này sẽ khiến hàng loạt quốc gia phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế khi lạm phát leo thang do giá dầu tăng, dòng vốn sẽ lại tháo chạy vào những tài sản an toàn.

Việc hội nghị uy tín như FII bị tẩy chay được đánh giá là sẽ gây rắc rối cho các nhà hoạch định chính sách tại Riyadh. Nhưng mọi việc có thể sẽ chưa dừng lại ở đó, khi mà dòng vốn đầu tư vào Ả rập Xê út có thể bị chững lại, hoặc thậm chí bị rút ra vì những lo ngại sâu sắc trước khả năng bất ổn chính trị hoặc nước này rơi vào tình huống bị Mỹ cấm vận.

Nếu điều này xảy ra, chuỗi cung ứng dầu mỏ toàn cầu ở những công đoạn có sự tham gia của Ả rập Xê út có thể bị trì trệ và đứng trước khả năng thay đổi lớn. Theo đó, các hoạt động thương mại và hợp tác kinh tế trong khu vực cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng. Điều này sẽ càng làm xoáy sâu vào sự bất ổn vốn đã tăng lên đáng kể từ cuộc chiến thương mại của Mỹ - Trung và khủng hoảng tiền tệ tại các nền kinh tế mới nổi.

Đứng về phía Mỹ - đồng minh thân cận nhất của Ả rập Xê út, Tổng thống Donald Trump dù nhiều lần tỏ vẻ "bênh vực" nước này, khi mà con rể của ông là Jared Kushner đồng thời là cố vấn cấp cao trong Nhà Trắng có mối quan hệ sâu sắc với thái tử Mohammed bin Salman, thì gần đây cũng đã phải đổi giọng, khi cho rằng sự giải thích về cái chết của ông Khashoggi "rõ ràng có sự dối trá, có những lời nói dối", đồng thời tuyên bố sẽ có "biện pháp trừng trị nghiêm ngặt".

Cuộc chiến giá dầu

Ả rập Xê út nói rằng họ sẽ trả đũa các biện pháp trừng phạt kinh tế nếu các quốc gia đưa ra, mà theo giới phân tích thì giá dầu sẽ là vũ khí tối ưu của nước này. Viễn cảnh trên khiến nhiều người nhớ lại cuộc khủng hoảng dầu mỏ thập niên 1970, cũng bắt nguồn từ tranh chấp ngoại giao giữa Mỹ và Ả rập Xê út và hệ quả sau đó là Ả rập Xê út đã không cho Mỹ tiếp cận nguồn cung dầu của họ trong suốt hai năm 1973 - 1974 và đẩy giá dầu lên cao.

Với xu hướng giá dầu đã tăng mạnh gần đây trong bối cảnh nguồn cung bị thiếu hụt từ Venezuela và Iran, nếu như Ả rập Xê út thắt chặt nguồn cung trở lại thì việc giá dầu sớm vượt mốc 100USD/thùng là hoàn toàn có thể. Điều này sẽ khiến hàng loạt quốc gia phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế khi lạm phát leo thang do giá dầu tăng, dòng vốn sẽ lại tháo chạy vào những tài sản an toàn.

Tuy nhiên, một điểm khác biệt lớn là Mỹ có thể sẽ không còn là nạn nhân lớn nhất như cuộc khủng hoảng giá dầu lần trước. Sau nhiều thập kỷ, Mỹ đã gia tăng nguồn dự trữ dầu thô đáng kể, cùng với công nghệ khai thác dầu đá phiến phát triển mạnh mẽ, nên từ nước nhập khẩu dầu nhiều nhất đã trở thành nước xuất khẩu dầu lớn nhất trong thời gian qua. Trong khi đó, công nghệ phát triển cũng giúp Mỹ ngày càng ít phụ thuộc vào dầu mỏ do tìm kiếm thêm nhiều nguồn năng lượng mới thay thế.

Vì vậy, giá dầu tăng không còn là vấn đề quá lớn đối với cường quốc số 1 thế giới, nhưng khả năng áp đặt lệnh cấm vận của Mỹ lên Ả rập Xê út không phải là không có, khi đó thị trường tài chính lại một phen hoảng loạn và những quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ sẽ lại khốn đốn. Cuộc chiến dầu mỏ dường như chỉ mới bắt đầu.

Theo Khả Hân

Cùng chuyên mục
XEM