Thất bại nhiều lần trong nghiên cứu, vị giáo sư tại Harvard vẫn nỗ lực đạt giải Nobel Kinh tế 2019 một cách ngoạn mục
Ông cùng với các nhà kinh tế học M.I.T. - Abhijit Banerjee và Esther Duflo nhận được giải thưởng Nobel vì tiên phong trong việc sử dụng các nghiên cứu thực nghiệm để nghiên cứu chính sách tốt nhất giúp cải thiện cuộc sống của người nghèo.
Michael Kremer, giáo sư tại Harvard, dự kiến rằng dữ liệu của một nghiên cứu được tiến hành ở Kenya vào những năm 1990 sẽ cho thấy trẻ em ở miền tây Kenya tốt hơn trong quá trình đi học khi chúng có sách giáo khoa. Nhưng ông phải ngạc nhiên bởi những kết quả sơ bộ cho thấy hoàn toàn không phải vậy.
“Tôi hoàn toàn bị sốc bởi kết quả”, ông ấy nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây. “Ngay cả những người hay hoài nghi cũng tin rằng càng nhiều các nguồn tài nguyên như sách giáo khoa thì càng giúp ích cho giáo dục”.
Tuy nhiên thay vì thất bại hoàn toàn, thí nghiệm thực nghiệm đã giúp ông đạt được giải thưởng Nobel Kinh tế vào năm nay. Ông cùng với các nhà kinh tế học M.I.T. - Abhijit Banerjee và Esther Duflo nhận được giải thưởng vì tiên phong trong việc sử dụng các nghiên cứu thực nghiệm để nghiên cứu chính sách tốt nhất giúp cải thiện cuộc sống của người nghèo. Hội đồng Nobel nhận xét rằng: “Cách tiếp cận dựa trên thử nghiệm mới của họ đã thay đổi sự phát triển kinh tế, hiện đang là một lĩnh vực nghiên cứu được chú trọng .”
Kết quả bất ngờ của thí nghiệm tại Kenya đó được thực hiện với Paul Glewwe, hiện là nhà kinh tế học tại Đại học Minnesota và Sylvie Moulin làm việc tại Ngân hàng Thế giới đã khiến Kremer suy nghĩ kỹ hơn về hệ thống giáo dục ở đây. Ông nhận ra rằng sai lầm ở đây là sự tập trung quá mức vào các sinh viên tốp đầu và vì thế nên đã thử thiết kế và thử nghiệm các biện pháp khác để có thể giúp nhiều người hơn.
Các nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện bởi Kremer, Banerjee và Duflo thường so sánh những người tham gia các chương trình xóa đói giảm nghèo với những người không tham gia vào các chương trình này. Các nhà nghiên cứu chọn người tham gia bằng một cách ngẫu nhiên, hoặc thứ tự tùy ý trong một chương trình được cung cấp cho mọi người.
Abhijit Banerjee và Esther Duflo - 2 nhà kinh tế học cùng nhận giải thưởng Nobel Kinh tế 2019 với Kremer
Ví dụ, trong nghiên cứu về sách giáo khoa, một tổ chức phi lợi nhuận đã triển khai một chương trình sách giáo khoa miễn phí trong vài năm. Một số trường may mắn sẽ nhận được sách giáo khoa từ một đến bốn năm trước đó so với những trường khác. Để đánh giá lợi ích của sách giáo khoa, các nhà nghiên cứu đã so sánh điểm kiểm tra của học sinh ở các trường may mắn nhận được sách với các học sinh trong trường vẫn xếp hàng để lấy sách giáo khoa.
Sử dụng các nghiên cứu thực nghiệm để nghiên cứu về nghèo đói theo cách này nhận được cả sự tán thưởng và cả những chỉ trích về mặt kỹ thuật. Angus Deaton, người cũng từng đoạt giải Nobel Kinh tế, cảnh báo rằng các nghiên cứu thực nghiệm nên được thiết kế cẩn thận để làm sáng tỏ lý do tại sao một phương pháp lại thành công ở nơi này và còn nơi nào khác có thể áp dụng như vậy không. Mặt khác, ông cũng nhận xét những thí nghiệm như vậy có thể không giúp ích về mặt kiến thức.
Angus Deaton đã thực hiện các thí nghiệm ngẫu nhiên ở Ấn Độ, Uganda và các nơi khác về các chủ đề như cách cải thiện dinh dưỡng trẻ em, bảo vệ rừng và giảm phân biệt đối xử về giới. Một số can thiệp ông đã thử nghiệm có tác dụng có lợi, và một số khác thì không.
Hiểu được rằng một chương trình chỉ có những lợi ích nhất định là điều hữu ích cho tổ chức vận hành nó và cho các nhà tài trợ tài trợ. Họ có thể đầu tư thời gian và tiền bạc của họ ở nơi khác hoặc cố gắng thay đổi chương trình để làm cho nó hiệu quả hơn.
Nhưng nghiên cứu sách giáo khoa của Kremer là minh chứng cho việc một chương trình có thể không đạt được kết quả mong muốn. Loại kết quả này được gọi là null (kết quả không có giá trị).
Khi Kremer cùng các đồng nghiệp xem xét dữ liệu chi tiết hơn, họ thấy rằng sách giáo khoa đã giúp các học sinh có được điểm kiểm tra cao trước khi thí nghiệm bắt đầu. Phát hiện đó khiến các nhà nghiên cứu suy nghĩ nhiều hơn về những chức năng của hệ thống giáo dục Kenya dẫn đến kết quả mô hình này.
Vấn đề nghiêm trọng của hệ thống giáo dục tại Kenya, theo Kremer là nó chỉ hướng đến những học sinh tốp đầu. Ông suy đoán rằng đây là một dấu tích của thời kỳ thuộc địa khi việc tiếp cận giáo dục chủ yếu giới hạn ở trẻ em từ các gia đình có địa vị. Ngày nay, giáo dục có sẵn cho trẻ em từ nhiều nguồn gốc gia đình, nhưng chương trình giảng dạy chưa được điều chỉnh đủ.
Sự thay đổi cần làm ở đây là viết lại sách giáo khoa để kiến thức ở mức phù hợp với các học sinh trung bình. Tuy nhiên, điều này dẫn đến sự thay đổi lớn trong quá trình chuẩn bị của học sinh, sách giáo khoa được thiết kế lại vẫn sẽ quá khó đối với một số người và quá dễ đối với những người khác.
Điều nên làm là hướng dẫn để phù hợp với nhu cầu của học sinh ở các cấp độ khác nhau. Trong khi ông Kremer đang bối rối về kết quả của mình về dữ liệu sách giáo khoa, Banerjee và Duflo đã bắt đầu một nghiên cứu thực nghiệm ở Ấn Độ để đánh giá một chương trình nhằm giúp các học sinh gặp khó khăn có thể bắt kịp chương trình học. Trong các trường học Ấn Độ, như ở Kenya, những học sinh như vậy thường bị bỏ rơi. Các nhà nghiên cứu đã hợp tác với một tổ chức phi lợi nhuận Ấn Độ để tăng thêm số lượng giáo viên trong các trường học để giúp các học sinh yếu hơn thành thạo các kỹ năng đọc viết và toán học cơ bản.
Cả 2 người đang rất muốn hợp tác với tổ chức phi lợi nhuận Pratham, nơi cũng đang theo đuổi mô hình hướng dẫn như này. Duflo chia sẻ “Thực tế, Kremer đã không có kết quả mà mình mong đợi nhưng điều đó khiến tôi cảm thấy hứng thú hơn các thử nghiệm ngẫu nhiên và đó là cách để kiểm định trực giác về một kết quả mà bạn có”.
Thí nghiệm thực nghiệm được áp dụng ở Ấn Độ
Banerjee và Duflo thấy rằng hướng dẫn khắc phục ở Ấn Độ mang lại lợi ích lớn cho các học sinh yếu hơn và các nghiên cứu sâu hơn cũng cho thấy giáo dục khắc phục dường như có hiệu quả trong khi thêm các yếu tố khác thì không.
Duflo và Kremer sau đó làm việc cùng nhau, cùng với Pascaline Dupas - Đại học Stanford, trong một chương trình giáo dục khác ở Kenya hướng tới toàn bộ sinh viên. Họ đã nghiên cứu những gì xảy ra khi bạn sắp xếp học sinh vào các lớp học dựa trên sự chuẩn bị của họ. Với mức độ chênh lệch ít hơn giữa các học sinh, giáo viên có thể hướng dẫn chính xác hơn. Các nhà nghiên cứu thấy rằng chương trình này giúp làm tăng thành tích học tập của toàn bộ phạm vi sinh viên.
Phát hiện tiêu cực về sách giáo khoa rất quan trọng trong sự phát triển của sự nghiệp của ông Kremer. “Tôi thấy hạnh phúc hơn khi thấy một cái gì đó hoạt động hiệu quả” ông ấy nói. “Nhưng tôi không tuyệt vọng nếu nó không diễn ra tốt đẹp - điều quan trọng là lắng nghe và học hỏi từ thất bại”.