Thanh lý những sản phẩm bị trả lại: Thị trường 644 tỷ USD béo bở, đến ông lớn như Amazon, Best Buy cũng không muốn bỏ lỡ

21/02/2022 13:33 PM | Kinh doanh

"Sự xoay vòng giúp các sản phẩm bị trả lại tìm được ngôi nhà mới chứ không phải trong bãi rác", CEO của một công ty thanh lý cho biết.

Bên trong nhà kho rộng hơn 12.000 m2 của Liquidity Services ở Garland (Texas) là hàng đống hàng hóa được trả về từ Amazon, Target, Sony hay Home Depot… Tất cả đều đang trong quá trình thanh lý.

"Người mua số lượng lớn thường tìm đến đây để mua được hàng với giá hời. Sau đó, họ đóng gói và bán lại trên một số trang như eBay hay Poshmark và cả người tiêu dùng cá nhân để kiếm lời. Ngành bán lại sản phẩm bị trả lại đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết", một nhà tư vấn cho biết.

Thị trường thanh lý đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2008, đạt con số khổng lồ 644 tỷ USD vào năm 2020, theo dữ liệu từ Đại học Colorado.

Thanh lý những sản phẩm bị trả lại: Thị trường 644 tỷ USD béo bở, đến ông lớn như Amazon, Best Buy cũng không muốn bỏ lỡ - Ảnh 1.

Người tiêu dùng Mỹ chờ mua hàng thanh lý tại một nhà kho (Ảnh: Internet).

Năm 2021, đã có kỷ lục 16,6% tổng số hàng hóa bị trả lại, tăng từ 10,6% vào năm 2020, theo Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Mỹ. Đối với mua hàng trực tuyến, tỷ lệ trả lại trung bình thậm chí còn cao hơn, ở mức 20,8%, tăng từ 18% vào năm 2020. Việc xử lý những sản phẩm này có thể khiến các nhà bán lẻ phải trả tới 66% giá gốc của một mặt hàng, theo công ty giải pháp trả hàng Optoro.

Ngoài ra, việc xử lý sản phẩm bị trả lại còn ảnh hưởng lớn đến môi trường. Chúng thường được tiêu hủy bằng cách đốt hay chuyển đến bãi chôn lấp. Optoro ước tính lượng hàng bị trả lại ở Mỹ tạo ra khoảng 16 triệu tấn khí thải carbon và tới 2,6 tỷ tấn chất thải chôn lấp mỗi năm.

Hiện nay, chính điều khiến các nhà bán lẻ đau đầu này đã trở thành mảng kinh doanh lớn đối với các nhà thành lý. Có hàng ngàn công ty đang bùng nổ nhờ hình thức trên.

Bill Angrick – CEO của Liquidity Services, cho biết: "Sự xoay vòng giúp các sản phẩm bị trả lại tìm được ngôi nhà mới chứ không phải trong bãi rác. Hầu hết người mua là các hộ gia đình và người tiêu dùng trẻ tuổi". Ông đồng sáng lập công ty vào năm 1999 với tên gọi Liquidation.com, với 100.000 USD tiền tiết kiệm.

Đến năm 2000, một năm sau khi ra mắt, Liquidation.com đã có thương vụ lớn đầu tiên: một chiếc tàu biển trị giá 200.000 USD cho bang Georgia. Năm 2006, công ty IPO dưới cái tên mới là Liquidity Services. Cổ phiếu của công ty đạt đỉnh vào năm 2012, có xu hướng giảm trong 7 năm tiếp theo nhưng đã chứng kiến sự hồi sinh trong đại dịch Covid.

"Chúng tôi bán rất nhiều sản phẩm khác nhau, từ thiết bị lát đường, toàn bộ sàn nhà thi đấu, bảng điểm cho đến thiết bị xây dựng. Chúng tôi bán cả xe tải cho các công ty điện lực và tiện ích", Angrick cho biết.

Liquidity Services cũng xử lý thư và gói hàng không có người nhận của Bưu điện Hoa Kỳ, xe quân sự hết hạn sử dụng và các vật phẩm bị bỏ lại tại các trạm kiểm soát, chẳng hạn như các loại dao.

Một công ty lớn khác về lĩnh vực này là B-Stock Solutions, chuyên thanh lý hàng bị trả lại từ các thương hiệu như Amazon, Walmart, Home Depot và Costco. Howard Rosenberg thành lập B-Stock sau 6 năm làm việc tại eBay, nơi ông nhìn thấy tiềm năng của việc chuyên thanh lý sản phẩm bị trả lại trên quy mô lớn.

Về thiết bị điện tử, nhiều hàng trả lại bị hỏng và không thể bán lại ngay được. Do đó, Liquidity Services đã sửa sang, tân trang để bán lại với giá bằng 60 – 70% giá gốc. Angrick cho biết công ty xử lý hàng trăm chiếc TV và sản phẩm điện tử mỗi ngày. Những sản phẩm như vậy càng trở nên phổ biến khi cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng gây ra tình trạng thiếu hàng hóa mới.

Thanh lý những sản phẩm bị trả lại: Thị trường 644 tỷ USD béo bở, đến ông lớn như Amazon, Best Buy cũng không muốn bỏ lỡ - Ảnh 2.

Nhận thấy tiềm năng của lĩnh vực này, nhiều nhà bán lẻ lớn đã bắt đầu bán trực tiếp các sản phẩm bị trả lại và sản phẩm được tân trang. Amazon có hẳn một mục trên trang web của mình để bán loại sản phẩm trên.

Trong khi đó, Best Buy hiện có một cửa hàng trực tuyến chuyên bán các thiết bị điện tử và TV đã bị "khui" hộp. Công ty máy tính HP cũng có cửa hàng bán máy tính được tân trang.

Sự bùng nổ của thanh lý cũng tạo ra một xu hướng khác. Đó là hình thức bán những thùng hàng "hổ lốn" với giá rẻ bất ngờ. Khách hàng có thể bỏ một số tiền không quá lớn mà vẫn kiếm được lời từ những món hàng ngẫu nhiên trong thùng hàng đó.

Tại kho AllSurplus Deals mới khai trương ở Phoenix của Liquidity Services, người mua có thể đến tận nơi chọn những mặt hàng mà họ đã thắng trong các cuộc đấu giá trực tuyến (thường có giá khởi điểm từ 5 USD).

Nguồn: CNBC

Mộc TIên

Cùng chuyên mục
XEM