Tham vọng 'xanh hoá' của Nestlé MILO: Chuyển đổi 100% sang ống hút giấy, giảm gần 700 tấn rác thải nhựa mỗi năm

22/08/2022 13:50 PM | Kinh doanh

Nestlé MILO đang nỗ lực chuyển đổi ống hút nhựa sang ống hút giấy cho mọi sản phẩm sữa.

Ấn tượng đầu tiên khi bước vào văn phòng của chị Nguyễn Minh Nguyệt, Giám đốc ngành hàng MILO và sữa, có lẽ là chiếc tủ trưng bày một loạt các giải thưởng cùng rất nhiều lốc sữa uống liền của nhãn hàng. Đặc biệt ở chỗ, toàn bộ ống hút gắn bên trên các vỏ hộp đều được làm bằng giấy.

Chị Nguyệt tự hào chia sẻ đây là tất cả những thành tựu mà Nestlé MILO đạt được trong suốt 2 năm vừa qua. Quá nhiều thông điệp, quá nhiều sứ mệnh đối với một nhãn hàng luôn đặt phương châm "Good food, Good life" lên hàng đầu; song có lẽ câu chuyện mà chị Nguyệt khi đó muốn chia sẻ với tôi nhất, là nỗ lực của tập đoàn Nestlé Việt Nam nói chung và Nestlé MILO nói riêng trong việc chuyển đổi ống hút nhựa sang ống hút giấy cho mọi sản phẩm sữa của mình..

Không ít thách thức đã được đặt ra, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng rác thải nhựa trên toàn cầu không còn là câu chuyện riêng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Và Nestlé MILO, cho đến nay, vẫn tự hào là thương hiệu đi tiên phong trong việc "xanh hóa'' thành công chiếc ống hút nhựa đơn thuần.

Tham vọng 'xanh hoá' của Nestlé MILO: Chuyển đổi 100% sang ống hút giấy, giảm gần 700 tấn rác thải nhựa mỗi năm - Ảnh 1.

Tham vọng 'xanh hoá' của Nestlé MILO: Chuyển đổi 100% sang ống hút giấy, giảm gần 700 tấn rác thải nhựa mỗi năm - Ảnh 2.

Vì sao Nestlé MILO quyết định làm ống hút giấy dù chúng tốn kém hơn rất nhiều so với ống hút nhựa thông thường? Có điều gì đặc biệt thúc đẩy nhãn hàng đi đến quyết định này không?

Nestlé MILO quyết định chuyển đổi từ ống hút nhựa sang ống hút giấy trên các sản phẩm sữa uống liền, đồng thời là nhà sản xuất thực phẩm đầu tiên tại Việt Nam áp dụng giải pháp này. Đây là một trong những nỗ lực của chúng tôi trong việc hướng đến thực hiện cam kết rằng đến năm 2025, toàn bộ các sản phẩm của tập đoàn Nestlé đều có thể tái chế hoặc tái sử dụng. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu giảm đi gần 700 tấn rác thải nhựa mỗi năm, tập đoàn Nestlé Vietnam cũng đang đi những bước vững chắc trong kế hoạch bảo vệ môi trường cũng như đồng hành cùng chính phủ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Thông qua việc giới thiệu ống hút giấy, Nestlé MILO đồng hành cùng người tiêu dùng để tạo dựng một môi trường xanh sạch hơn cho nhiều thế hệ. Hy vọng rằng mọi người vẫn sẽ yêu thích vị ngon của sữa MILO cũng như hình ảnh bao bì mới an toàn, bền vững và thân thiện với môi trường.

Chị có thể nói chi tiết hơn về chiếc ống hút giấy này được không? Tiêu chuẩn lựa chọn nguyên liệu giấy thô đầu vào ra sao? 

Tất cả các ống hút giấy mà chúng tôi sử dụng đều được làm từ nguồn giấy đạt chứng nhận FSC (Forest Stewardship Council). Đây là chứng nhận được dùng cho các nhà quản lý rừng hay những nhà sản xuất các sản phẩm từ rừng đáp ứng được các tiêu chí về phát triển bền vững, đồng thời cân bằng được giá trị bảo vệ môi trường rừng với lợi ích xã hội của các bên liên quan. Chúng tôi chỉ sử dụng nguồn giấy có chứng nhận này và các nhà cung cấp bắt buộc phải vượt qua được các yêu cầu kiểm định để đảm bảo rằng họ mang đến nguồn giấy có trách nhiệm với môi trường. 

Tiêu chuẩn lựa chọn nguyên liệu giấy thô đầu vào phải tuyệt đối an toàn với trẻ nhỏ. Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều kiểm nghiệm về cảm quan và hương vị của ống hút giấy. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể nào về mùi vị sản phẩm khi sử dụng ống hút giấy cả. Trong trường hợp trẻ lỡ nuốt phải mảnh giấy nào do thói quen cắn, nhai thì cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe, bởi nguồn gốc của giấy là sợi thực vật; bản chất giấy mềm và mảnh giấy cũng khá nhỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bố mẹ nên khuyến khích trẻ uống hết sữa trong vòng 1 tiếng sau khi cắm ống hút để đảm bảo giấy không bị mủn mềm. 

Tham vọng 'xanh hoá' của Nestlé MILO: Chuyển đổi 100% sang ống hút giấy, giảm gần 700 tấn rác thải nhựa mỗi năm - Ảnh 3.

Bản thân ống hút giấy tốn chi phí hơn rất nhiều so với ống hút nhựa thông thường, vậy bài toán kinh tế được Nestlé MILO giải quyết như thế nào?

Ống hút giấy đắt hơn rất nhiều so với ống hút nhựa thông thường. Tuy nhiên, chúng tôi không quá quan trọng vào bài toán ngắn hạn. Chúng ta nên nhìn vào thực tế, là sự thay đổi này sẽ giúp định hình và đóng góp cho sự phát triển bền vững của tập đoàn Nestlé Việt Nam nói chung và Nestlé MILO nói riêng trong tương lai.

Khi xét đến những yếu tố liên quan đến chi phí, chúng tôi coi đây như một khoản đầu tư. Thứ nhất là đầu tư cho việc chuyển đổi ống hút nhựa sang ống hút giấy. Thứ hai là đầu tư máy móc, trang thiết bị, làm sao để quá trình chuyển đổi diễn ra một cách hiệu quả nhất, tốt nhất cho người tiêu dùng. Và thứ ba, chúng tôi đầu tư về mặt truyền thông để người tiêu dùng có thêm nhiều hiểu biết về lợi ích của ống hút giấy, từ đó thay đổi dần thói quen sử dụng.

Tham vọng 'xanh hoá' của Nestlé MILO: Chuyển đổi 100% sang ống hút giấy, giảm gần 700 tấn rác thải nhựa mỗi năm - Ảnh 4.

Những khó khăn mà Nestlé MILO phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi sang ống hút giấy là gì? Quá trình sản xuất liệu có thay đổi?

Tôi không gọi chúng là khó khăn. Tôi sẽ nhìn theo hướng là sẽ có những thách thức và Nestlé MILO muốn biến những thách thức đó thành cơ hội. Đầu tiên, tôi muốn nói đến những thách thức trong thói quen người tiêu dùng. Bạn biết đấy, người tiêu dùng Việt Nam đã quá quen với sự tiện lợi của ống hút nhựa. Khi MILO chuyển qua sử dụng ống hút giấy, họ đã rất thắc mắc và đắn đo về động lực khiến chúng tôi đưa ra quyết định này. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng, đi kèm với những trải nghiệm và chất lượng sản phẩm Nestlé mang lại, song song với những chiến dịch truyền thông giáo dục về lợi ích của ống hút giấy, người tiêu dùng Việt Nam sẽ từ từ chấp nhận và thay đổi thói quen. Nestlé MILO tin người tiêu dùng sẽ kiên nhẫn hơn với ống hút giấy và đổi lại chúng ta có được lợi ích chung lâu dài về môi trường.

Về phía công ty, việc chuyển đổi chắc chắn sẽ tác động lên quá trình sản xuất và chi phí sản xuất. Tuy nhiên, điều đó không quan trọng. Chúng tôi hướng đến những điều đúng đắn để định hình tương lai lâu dài cho Nestlé.

Tham vọng 'xanh hoá' của Nestlé MILO: Chuyển đổi 100% sang ống hút giấy, giảm gần 700 tấn rác thải nhựa mỗi năm - Ảnh 5.

Có ý kiến cho rằng ống hút giấy không tiện lợi, nhanh mủn, có mùi. Chị nghĩ sao về điều này? Có trường hợp khách hàng phản ứng rất cực đoan, tuyên bố không muốn uống MILO nữa không?

Chúng tôi đã lường trước được những phản ứng của một số đối tượng khách hàng, những người đã quá quen với ống hút nhựa. Họ thắc mắc về việc ống hút giấy sau một thời gian sử dụng sẽ bị mềm ra. Tuy nhiên, chúng tôi, từng bước một, đã giải thích và hướng dẫn người tiêu dùng làm sao để sử dụng ống hút giấy một cách tốt nhất.

Ngoài ra, thấu hiểu thói quen sử dụng của trẻ em Việt Nam, chúng tôi đã sử dụng loại ống hút giấy có thể bẻ cong như hình dáng của ống hút thông thường. Bên cạnh đó, ống hút giấy của MILO khá cứng. Bình thường nếu các bé uống hết hộp sữa trong khoảng 1-2 phút thì cũng không tạo ra sự khác biệt gì về mặt trải nghiệm sản phẩm. Bé nào có thói quen uống sữa chậm, khoảng 30 phút 1 tiếng, thì ống hút giấy cũng chỉ mềm ra 1 chút thôi. Chúng tôi cũng có hướng dẫn ngay trên bao bì sản phẩm để nhắc nhở các bé hạn chế cắn, nhai ống hút giấy để trải nghiệm uống sữa được trọn vẹn.

Nestlé MILO đã làm gì để thay đổi quan điểm người tiêu dùng và truyền cảm hứng cho họ?  

Người tiêu dùng Việt Nam đã và đang quan tâm đến tính bền vững không kém gì người tiêu dùng tại châu Âu hay Mỹ. Tuy nhiên, có một khoảng cách lớn giữa "nói" và "làm". Đa số họ vẫn chọn sự tiện lợi và chưa thực sự có hành động để giảm thiểu rác thải nhựa. Chính vì vậy, chúng tôi nhìn thấy trách nhiệm của mình trong việc truyền cảm hứng cho người tiêu dùng. 

Như đã đề cập ở trên, chúng tôi triển khai rất nhiều các chiến dịch truyền thông liên quan đến lợi ích của việc sử dụng ống hút giấy. Song song với đó, chúng tôi có những chương trình kết hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường – bộ Tài nguyên Môi trường nhằm tổ chức các chương trình giáo dục ngay trong trường học. Chẳng hạn như hồi tháng 11/2021, Nestlé MILO phối hợp tổ chức Tháng hành động "Nói không với rác thải nhựa" tại 1.500 trường trên toàn quốc. Qúy I vừa rồi chúng tôi cũng có nhiều thành tích thi đua liên quan đến việc nói không với rác thải nhựa.

Chúng tôi cũng tặng một số bộ sản phẩm, dụng cụ chơi thể thao được làm từ vỏ bao bì MILO, ví dụ như tấm biển trên trụ bóng rổ, để nâng cao nhận thức về việc tái chế bao bì, từ đó thay đổi trực tiếp đến thói quen hằng ngày của các bạn nhỏ.

Tham vọng 'xanh hoá' của Nestlé MILO: Chuyển đổi 100% sang ống hút giấy, giảm gần 700 tấn rác thải nhựa mỗi năm - Ảnh 6.

Vậy quá trình thu gom để tái chế các vỏ bao bì sữa có gặp khó khăn gì không?

Thực ra để làm được điều đó, chúng ta phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhãn hàng, phía trường học và bên thực hiện trách nhiệm thu gom. Nestlé MILO đã triển khai nhiều hoạt động giáo dục ngoài giờ, hướng dẫn cụ thể cho các em 4 bước đơn giản tái sinh vỏ hộp sữa. Bước 1: Đẩy ống hút vào, Bước 2: Mở tai hộp sữa, Bước 3: Xếp dẹp, Bước 4: Thu gom và tái chế. Thói quen xử lý và thu gom vỏ hộp sữa dần dần được hình thành ở số lượng lớn các em nhỏ đang ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, để thực hiện việc vận chuyển đến trung tâm tái chế, chúng tôi cần sự liên kết rất chặt chẽ và cần sự phối hợp của nhiều bộ phận khác nhau, đặc biệt là các trường phổ thông và tiểu học, đơn vị thu gom tái chế để vỏ hộp sữa có thể có vòng đời thứ 2 là những vật dụng có ích trong sinh hoạt, vui chơi của các em nhỏ.

Tham vọng 'xanh hoá' của Nestlé MILO: Chuyển đổi 100% sang ống hút giấy, giảm gần 700 tấn rác thải nhựa mỗi năm - Ảnh 7.

Tham vọng 'xanh hoá' của Nestlé MILO: Chuyển đổi 100% sang ống hút giấy, giảm gần 700 tấn rác thải nhựa mỗi năm - Ảnh 8.

Các đối thủ cạnh tranh phản ứng ra sao trước thay đổi này của Nestlé MILO?

Hiện nay, MILO và các nhãn hiệu sữa của Nestlé Việt Nam vẫn đang là người đi tiên phong trên thị trường trong nỗ lực chuyển đổi sang ống hút giấy. Thực sự, quá trình này không hề đơn giản vì như tôi chia sẻ, nó liên quan đến chi phí sản xuất, chi phí truyền thông cũng như toàn bộ nỗ lực thay đổi thói quen người tiêu dùng. Nhờ làm được điều đó, chúng tôi đang tạo ra lợi thế cạnh tranh khá tốt trên thị trường trong sứ mệnh mang tới cho cộng động một thứ gì đó thực sự ý nghĩa trong dài hạn. Chúng tôi tin rằng việc chuyển sang ống hút giấy là một cách thể hiện sự quan tâm đến môi trường và vẫn có thể giữ trọn vẹn trải nghiệm cho người dùng.

Từ sự chuyển đổi sang ống hút giấy, mục tiêu thương mại hay sự phát triển bền vững quan trọng hơn đối với Nestlé Việt Nam nói chung và Nestlé MILO nói riêng?  

Phát triển bền vững là một mục tiêu dài hạn mà chúng tôi sẽ kiên định theo đuổi. Chúng tôi tự hào khi Nestlé MILO là nhãn hàng tiên phong trong ngành hàng thực phẩm áp dụng ống hút giấy trên sản phẩm sữa uống liền với quy mô lớn tại Việt Nam. 

Thông qua chuyển đổi sang ống hút giấy trên sản phẩm MILO uống liền, Nestlé Việt Nam đang góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2030 giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương của chính phủ. Ước tính tổng số ống hút giấy được dùng mỗi năm khi nối lại tương đương hơn 170 nghìn km, gấp hơn 50 lần độ dài đường bờ biển Việt Nam, đồng thời giảm đi gần 700 tấn rác thải nhựa mỗi năm. 

Đây chính là những nỗ lực rất lớn của toàn bộ tập đoàn Nestlé Việt Nam bởi như các bạn biết đấy, thành công này không chỉ đến từ một hành động nhỏ. Nó đến từ nhận thức của chính người tiêu dùng và đội ngũ nhân viên Nestlé. Việc chuyển đổi cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận, vậy nên, đạt được thành tựu trên không phải điều dễ dàng.

Tham vọng 'xanh hoá' của Nestlé MILO: Chuyển đổi 100% sang ống hút giấy, giảm gần 700 tấn rác thải nhựa mỗi năm - Ảnh 9.

Nestlé MILO có cảm thấy áp lực không khi là một trong những thương hiệu tiên phong chuyển đổi sang ống hút giấy?

Chúng tôi luôn định sẵn cho mình các tôn chỉ khi hoạt động tại Việt Nam, đó là nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng. Việc nỗ lực để tạo ra một môi trường tốt hơn, bền vững hơn là điều Nestlé MILO hướng đến, vì vậy việc chuyển đổi sang ống hút giấy, thay vì bị coi là áp lực, sẽ chính là cơ hội.

Chúng tôi tin rằng đây là cơ hội tốt để nâng cao nhận thức về môi trường cho người tiêu dùng. Họ có thể còn bỡ ngỡ ban đầu, nhưng dần dần sẽ quen hơn với hình ảnh ống hút giấy và hình thành thói quen sử dụng loại ống hút thân thiện với môi trường khi thưởng thức các loại đồ uống khác.

Thực tế, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng có nhận thức cao hơn về môi trường. Có thể chưa phải là số đông nhưng đây là tín hiệu rất đáng mừng, đặc biệt là ở giới trẻ. Tầm nhìn của chúng tôi, vì thế, có cơ sở để hy vọng.

Nestlé MILO đặt mục tiêu chuyển đổi 100% sang ống hút giấy vào tháng 05/2022. Hiện tại, mục tiêu này đã hoàn thành hay chưa?

Thực ra chúng tôi đã hoàn thành mục tiêu này trước 1 năm. Chúng tôi đã chuyển đổi 100% ống hút nhựa sang ống hút giấy từ tháng 5/2021, không chỉ riêng các sản phẩm của MILO, mà toàn bộ nhãn hàng sữa nước của Nestlé Việt Nam.

Ngoài ống hút giấy, Nestlé MILO còn thực hiện chiến dịch xanh hoá nào khác không? 

Tháng 11/2021, 1.500 trường học trên cả nước đã triển khai tháng hành động "Nói không với nhựa dùng một lần". Chương trình này được phát động bởi Nestlé MILO và Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ngoài ra, chúng tôi tổ chức cuộc thi sáng tạo "Vì một sân chơi Việt Nam năng động và xanh" thuộc khuôn khổ chương trình "Tháng nói không với ống hút nhựa dùng một lần" năm 2022. Nhãn hàng cũng tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường tại SEA Games 31, "SEA Games 31 nói không với rác thải nhựa"

Câu chuyện phát triển bền vững của Nestlé Việt Nam nói chung và Nestlé MILO nói riêng trước và sau COVID-19 liệu có thay đổi? 

Chúng tôi bị ảnh hưởng một chút trong đại dịch, song nếu nhìn lại, đây hoàn toàn là những tác động tích cực. Những sự thay đổi từ môi trường và tác động của dịch COVID-19 lên sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng càng thôi thúc chúng tôi đẩy nhanh kế hoạch của mình.

Cảm ơn những chia sẻ của chị!

Tham vọng 'xanh hoá' của Nestlé MILO: Chuyển đổi 100% sang ống hút giấy, giảm gần 700 tấn rác thải nhựa mỗi năm - Ảnh 10.

Huệ Anh

Từ khóa:  milo , xanh
Cùng chuyên mục
XEM