Hạ tầng IT nội giúp công ty khởi nghiệp công nghệ vươn lên giành lấy lợi thế cạnh tranh
Trong cơn lốc bùng nổ công nghệ, cách mạng 4.0 lên ngôi, các ý tưởng kinh doanh sản phẩm công nghệ có tính thức thời, cạnh tranh và tiềm năng rộng mở. Nhưng để phát triển vững vàng và khai thác được tảng băng chìm đầy hứa hẹn này thì có những thách thức cần vượt qua.
Đối mặt thử thách
Tỷ lệ ứng dụng công nghệ vào tất cả các khâu trong chuỗi kinh doanh sản xuất phân phối và cung ứng tăng lên… mỗi năm. Thực tế này tạo ra nhiều cơ hội cho các công ty phát triển phần mềm. IT-outsourcing (cho thuê phần mềm) đang là một mô hình mới nổi hiện nay. Cùng với đó, sự phụ thuộc ngày càng nhiều của con người nói chung vào các tiện ích công nghệ cũng mở toang cánh cửa tiềm năng cho mảng kinh doanh này.
Tuy nhiên, nhu cầu ngày càng cao của con người đòi hỏi các sản phẩm công nghệ phải đổi mới thường xuyên, tối ưu liên tục, do đó lượng công sức, thời gian dành để tìm hiểu, sáng tạo và dự đoán, tạo hành vi mới cho khách hàng bỏ ra là rất nhiều. Yêu cầu này đòi hỏi khả năng chuyên môn từ đội ngũ - họ cần phải nắm bắt được các công nghệ mới nhất trên cả tầng back-end và front-end, từ nâng cấp code/tính năng, viết các dòng code mới cho đến fix bug, bảo vệ bảo mật… Nếu có được sự trợ giúp hữu ích, quá trình có thể được đẩy nhanh và tốn ít công sức hơn (rất nhiều).
Vấn đề về trải nghiệm khách hàng. Trải nghiệm người dùng tốt luôn là một trong những yếu tố sống còn với bất kỳ một sản phẩm công nghệ nào. Nhưng lại không dễ để đạt được yêu cầu này. Chỉ một vấn đề thường gặp như kết nối internet chập chờn khiến việc truy cập của người dùng bị gián đoạn, khó khăn, cũng sẽ ảnh hưởng đến độ tín nhiệm và sự hài lòng của người dùng. Với những phần mềm phục vụ kinh doanh, vấn đề còn tác động đến cả chi phí (khắc phục) và hiệu suất (gián đoạn công việc).
Theo một nghiên cứu từ CB Insight Mỹ, khả năng cạnh tranh chiếm khoảng 19% nguyên nhân cản trở sự thành công của startup công nghệ. Đối với vấn đề này, tốc độ phát triển, khả năng đưa ứng dụng đến người dùng với tốc độ cực nhanh, tốc độ cập nhật tính năng sẽ giúp tạo ra lợi thế dẫn trước đối thủ.
Vấn đề vốn, chi phí chiếm 29% trong các thách thức khiến startup công nghệ đau đầu. Song song với việc tìm cách để xoay vòng vốn thì tối ưu được các chi phí cố định sẽ giúp duy trì hoạt động tới ngày khởi sắc.
Hạ tầng IT nội với những lợi thế riêng biệt hỗ trợ startup công nghệ trên con đường chinh phục thách thức
Trong những mục tiêu phát triển nhanh, tốc độ, tối ưu chi phí của ngành IT thì hạ tầng Cloud hiện nay là lựa chọn tối ưu. Trên thế giới thì việc ứng dụng nền tảng đám mây đã phổ biến khá rộng rãi. Ở Việt Nam mặc dù còn là lĩnh vực non trẻ nhưng với nhiều lợi thế sẵn có, hạ tầng cloud nội do người Việt phát triển có thể hỗ trợ startup công nghệ nói riêng và các công ty IT nói chung vượt qua nhiều trở ngại để tăng khả năng cạnh tranh.
Chia sẻ về những tiềm lực của hạ tầng IT nội, ông Nguyễn Việt Hùng CEO Bizfly Cloud có nhận xét: "Nếu so sánh sòng phẳng với các ông lớn, rõ ràng rất khó để cạnh tranh về quy mô đầu tư. Bởi họ có tiềm lực tài chính, đội ngũ nhân lực công nghệ, kinh nghiệm ứng dụng trước chúng ta tới 5 năm. Chúng ta không thể so sánh với họ ở quy mô thị trường toàn cầu, nhưng hoàn toàn có thể tự tin cạnh tranh trên sân nhà nhờ sự hiểu biết khách hàng trong nước, cùng những ưu điểm riêng, chuyên biệt về cách làm và văn hóa con người Việt Nam.
Để nói về những điểm riêng này, ông Hùng chia sẻ thêm:
Thứ nhất là đường truyền internet, đây là điều đầu tiên và cũng là điều mọi người đều thấy rõ, nhất là lâu lâu cáp Việt Nam lại bị "cá mập cắn". Khách hàng của doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong nước, chất lượng internet của nhà cung cấp nội địa chắc chắn sẽ tốt hơn và ổn định hơn.
Thứ hai là lợi thế pháp lý, bởi theo Luật an toàn an ninh mạng mà Chính phủ đã công bố, tất cả nhà cung cấp phải đặt máy chủ tại Việt Nam. Khách hàng rõ ràng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi nhà cung cấp dịch vụ đặt hạ tầng của họ ngay tại trong nước.
Thứ ba là khả năng hỗ trợ kỹ thuật và giữ liên hệ thường xuyên với khách hàng. Với đặc thù của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đội ngũ chuyên trách về công nghệ còn mỏng, khi có sự cố họ sẽ tìm sự trợ giúp ở nhà cung cấp dịch vụ. Đó là lợi thế của nhà cung cấp trong nước: Chúng ta sẵn sàng tư vấn trực tiếp, trả lời câu hỏi cho họ bởi đó là nhu cầu rất rõ ràng.
Và đặc biệt là không có rào cản về ngôn ngữ. Bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp cũng là một trong những trở ngại khá lớn trong việc đẩy nhanh thời gian hỗ trợ. Đối với những sự cố kỹ thuật, tốc độ xử lý sẽ quyết định mức độ ảnh hưởng và trải nghiệm khách hàng.
Thứ tư là giá chi phí. Chính sách giá của các nhà cung cấp nước ngoài có thể ngang hoặc rẻ hơn nhà cung cấp trong nước, nhưng những chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng có thể đắt đỏ, đặc biệt là nguy cơ về chi phí cơ hội trong khoảng thời gian xử lý vấn đề. Với các đơn vị trong nước như Bizfly Cloud, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu thực tế và khả năng thanh toán.
Với 15 kinh nghiệm trong phát triển hạ tầng cho nội bộ VCCorp và sự hiểu biết thị trường, Bizfly Cloud vẫn luôn cố gắng đưa ra những tư vấn phù hợp với mô hình triển khai của từng khách hàng đối tác. Doanh nghiệp có nhu cầu tham khảo các giải pháp và tư vấn về hạ tầng hệ thống có thể tìm hiểu thêm tại: https://bizflycloud.vn/