Tết nhất không lo bệnh tật: 7 thói quen ăn uống lành mạnh siêu đơn giản ai cũng có thể làm NGAY LẬP TỨC trong năm mới

31/12/2022 14:20 PM | Sống

Đạo dưỡng sinh bắt nguồn từ việc ăn uống.

Trong một cuốn sách có tên "Gia nghiệp đường tùng thư" có viết: "Đạo dưỡng sinh, bắt nguồn từ ẩm thực."

Ẩm thực, hay ăn uống không chỉ cung cấp năng lượng, mà nó còn liên quan tới sức khỏe thể chất.

Ăn uống đàng hoàng, ăn đủ 3 bữa, có tác dụng hơn bất cứ loại linh đan diệu dược nào.

Dưới đây là 7 thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe, làm được 5 điều thôi cũng tốt rồi.

1. Ăn ít, ăn nhiều bữa

Ăn uống không tiết chế, ăn quá nhiều quá no, rất dễ khiến cơ thể tổn thương.

Ăn được là phúc, biết cách ăn là thông minh, ăn ít, ăn nhiều bữa là bí quyết tránh xa bệnh tật.

Chia lượng calo có thể hấp thụ trong ngày thành 5-6 bữa, mỗi bữa cách nhau hơn 3 tiếng, không những có thể tránh béo phì do dư thừa calo mà còn giảm bớt áp lực đường tiêu hóa, giúp nuôi dưỡng dạ dày.

Ngoài ra, nó cũng có thể giúp cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể và đảm bảo rằng các chất dinh dưỡng được hấp thụ đầy đủ.

Tết nhất không lo bệnh tật: 7 thói quen ăn uống lành mạnh siêu đơn giản ai cũng có thể làm NGAY LẬP TỨC - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

2. Cân bằng dinh dưỡng

Cuốn "Đệ tử quy" nói: "Đồ ăn thức uống, chớ kén chọn."

Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của chế độ ăn uống là không kén chọn thực phẩm và cố gắng cân bằng dinh dưỡng.

Dinh dưỡng không đủ và không cân đối sẽ dễ gây nguy hiểm cho sức khỏe và dễ sinh bệnh tật.

Đầy đủ các chất dinh dưỡng và đủ số lượng mới có thể đảm bảo cho các hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.

Dinh dưỡng cân bằng còn có thể nâng cao khả năng miễn dịch, đóng vai trò quan trọng trong việc chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ.

3. Uống canh trước bữa ăn

Uống canh trước bữa ăn có thể "dưỡng ẩm" cho dạ dày, giảm kích ứng thức ăn, bảo vệ đường tiêu hóa.

Nó cũng có thể thay đổi hệ thống tiêu hóa, có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của dạ dày.

Hơn nữa, nó còn có thể tăng cường cảm giác no, giảm tốc độ ăn và giúp kiểm soát cân nặng.

Các nhóm người khác nhau nên chọn canh phù hợp với mình, nhưng không uống quá nóng để tránh làm tổn thương thực quản.

Tết nhất không lo bệnh tật: 7 thói quen ăn uống lành mạnh siêu đơn giản ai cũng có thể làm NGAY LẬP TỨC - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

4. Nhai chậm

Y học cổ truyền Trung Quốc nhấn mạnh chế độ ăn uống chú ý đến "nghị tính".

Nghị nghĩa là kiến, nó có nghĩa là, giống như một con kiến, ăn ít, nhai chậm.

Nhai chậm có thể giúp giảm áp lực đường tiêu hóa và thúc đẩy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.

Nhai kỹ thức ăn cũng có thể rèn luyện sức mạnh của hàm, bảo vệ lợi và nướu.

Không chỉ vậy, nhai chậm còn có thể làm giảm căng thẳng và lo lắng, khiến con người cảm thấy vui vẻ.

5. Thời gian và định lượng

Cuốn "Hoàng đế nội kinh" tin rằng: "Tì vị thị hậu thiên chi bản"

Có nghĩa là ăn uống không những không được quá no mà còn phải ăn đúng giờ, đều đặn.

Nếu ba bữa không cố định, quá đói hoặc quá no rất dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa, tổn thương tỳ vị.

Thời gian và định lượng có thể hình thành phản xạ có điều kiện, thúc đẩy tuyến bài tiết, trợ giúp tiêu hóa.

Các chuyên gia y tế khuyên dùng bữa sáng từ 6:30-8:30, bữa trưa từ 11:30-13:30 và bữa tối từ 18:00-20:00.

Trong thời gian bữa ăn được khuyến nghị, bất kể bạn có đói hay không, bạn nên thu nạp thức ăn một cách hợp lý, no bảy phần sẽ tốt hơn.

Tết nhất không lo bệnh tật: 7 thói quen ăn uống lành mạnh siêu đơn giản ai cũng có thể làm NGAY LẬP TỨC - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

6. Ba ít một cao

"Ba ít một cao" đề cập đến ít muối, ít đường, ít dầu và nhiều chất xơ.

Ăn quá nhiều muối dễ dẫn đến các bệnh như phù thũng, hại thận, cao huyết áp.

Hấp thụ quá nhiều đường dễ dẫn đến lượng đường trong máu cao, béo phì và tăng gánh nặng cho tim.

Hấp thụ quá nhiều dầu dễ mắc các bệnh về chuyển hóa, tim mạch và mạch máu não, ngoài ra còn có nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ có thể thúc đẩy giải độc trong cơ thể, ngăn ngừa táo bón và bảo vệ da.

7. Uống nhiều nước ấm

Nước là cội nguồn của sự sống.

Uống nhiều nước ấm có thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Nó cũng có thể ngăn ngừa các triệu chứng như khô miệng và khô da do thiếu nước.

Ngoài ra, nó có thể giúp loại bỏ các độc tố có hại ra khỏi cơ thể và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.

Quan trọng nhất, nó có thể cải thiện lưu thông máu và duy trì sự cân bằng của độ pH và độ nhớt của máu.

Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều nước để tránh cơ thể bị mất muối nhanh chóng, thậm chí gây ra tình trạng say nước, chỉ nên uống từ 6-8 cốc mỗi ngày.


Theo Như Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM