Tăng trưởng 41% so với cùng kỳ 2016, xuất khẩu nông nghiệp được kỳ vọng tăng mạnh đến hết năm
HSBC kỳ vọng xuất khẩu thiết bị điện tử sẽ duy trì mức tăng trưởng mạnh trong quý III/2017 trước khi giảm dần trong quý IV/2017. Với ngành nông nghiệp được kỳ vọng sẽ còn tăng mạnh cho đến hết năm để bù đắp cho thời kỳ hạn hán năm 2016.
CPI hồi phục trở lại
HSBC điểm lại chỉ số CPI tháng 8 tăng nhanh hơn dự đoán ở mức 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, do chi phí chăm sóc sức khoẻ tiếp tục tăng và giá vận tải cao hơn kỳ vọng. Sự bất ngờ tăng điểm chỉ số CPI trong tháng 8 đặc biệt có ý nghĩa do lạm phát không tăng trong vòng 6tháng quá so với cùng kỳ năm ngoái nhờ vào giá thực phẩm và vận chuyển luôn thấp. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển trong tháng 8 đã tăng 2,1% so với tháng trước sau 4 tháng tăng trưởng âm do giá dầu tăng hồi cuối tháng 7.
Giá lương thực dường như cuối cùng đã đi theo quỹ đạo tăng mặc dù trong chu kỳ giảm suốt gần năm qua. Giá lương thực hồi tháng 7 tăng 0,5% so với tháng trước trước và trong tháng 8 đã tăng 1,1%. Đây là tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 2/2016. Điều này phản ánh nguy cơ lạm phát tăng cho đến cuối năm vẫn còn HSBC từng cảnh báo, đặc biệt là khi giá lương thực đang theo xu hướng tăng lên. Hơn nữa, chi phí chăm sóc sức khoẻ tiếp tục tăng với tốc độ nhanh (tháng 8 tăng 42,1% so với cùng kỳ năm ngoái) do cải cách Chính phủ và trợ cấp giảm.
Xuất khẩu và PMI vẫn mạnh
Như kỳ vọng, xuất khẩu vẫn tăng mạnh, từ đầu năm đến tháng 8 đã tăng 17,9% so với năm ngoái (tháng trước là 18,7%) hoặc 13% so với riêng cùng kỳ năm ngoái. Như thường lệ, xuất khẩu linh kiện điện tử và phụ tùng điện thoại vẫn đi đầu, đóng góp 1,8 điểm phần trăm và 2,7 điểm phần trăm tương ứng so với mức tăng trưởng năm ngoái.
HSBC kỳ vọng xuất khẩu thiết bị điện tử sẽ duy trì mức tăng trưởng mạnh trong quý III/2017 trước khi giảm dần trong quý IV/2017. Trong khi đó, xuất khẩu nông nghiệp (như gạo) tiếp tục tăng tốt sau khi có một khởi đầu chậm chạp hồi đầu năm (tăng trưởng tháng 8 đạt 41% so với năm ngoái), và ngân hàng này kỳ vọng hoạt động của ngành này sẽ còn mạnh cho đến hết năm để bù đắp cho thời kỳ hạn hán năm 2016.
Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu dầu thô so với năm ngoái lại quay trở lại ngưỡng âm sau khi đã có mức tăng trưởng vững chắc trong hầu hết năm. Đây có lẽ chỉ là thời kỳ chuyển tiếp, tương tự như thời điểm tháng 3 trước khi quay lại mức tăng cho thời gian còn lại của năm nếu như cân nhắc đến nền tảng thấp so với năm ngoái.
Trong khi đó, chỉ số PMI tháng 8 đã đã tăng nhẹ so với tháng 7 đạt 51,8 điểm (tháng trước đạt 51,7 điểm). Cả đơn đặt hàng mới trong nước lẫn từ nước ngoài đều là những động lực chính cho sự gia tăng chỉ số PMI trong tháng 8. Điều này cũng trùng với chu kỳ công nghệ và xuất khẩu mặt hàng điện tử tiếp tục tăng.
Tương tự như chỉ số PMI tháng trước, các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu thiết bị điện tử thể hiện kết quả tương đối tốt hơn so với các nước khác trong khu vực. Chỉ số PMI của Đài Loan và Trung Quốc cũng tăng với tốc độ nhanh hơn tháng trước. Thêm vào đó, chỉ số giá đầu vào của Việt Nam đã tăng lên mức 56,1 điểm vào tháng 8 (tháng 7 là 52,1 điểm), đây là mức cao nhất kể từ tháng 3 và phản ánh lạm phát cao hơn kỳ vọng trong tháng 8.