Tại sao thế hệ Z dường như nghèo hơn nhiều so với bố mẹ của họ?
Sau lạm phát, mức lương vẫn không thay đổi gì nhiều trong khi chi phí học đại học và giá nhà ở tăng lên gấp vài lần, thế hệ Z dường như nghèo hơn nhiều so với bố mẹ của họ.
Cần phải làm rõ một thực tế ở đây, là nghèo không chỉ là cách tiêu tiền hay cách họ thể hiện trên mạng xã hội. Thế hệ Z được cho là nghèo hơn so với bố mẹ vì họ không sở hữu được bất cứ loại tài sản nào hữu ích hay đóng góp cho nền kinh tế chung.
Vì sao vậy?
Các thế hệ trước đây sống trong một nền kinh tế mà Mỹ là trung tâm. Lúc đó các thế lực khác trên thế giới kẻ thì nghèo, kẻ thì cố gắng bắt kịp, kẻ thì đang hồi phục từ Thế chiến II. Giờ thì không còn thế nữa. Cha mẹ chúng ta dễ dàng phát triển ở một nền kinh tế tập trung, nhưng ở thời điểm hiện tại, nhiều nền kinh tế phát triển rải rác khắp nơi khiến việc trở thành ngôi sao trong một lĩnh vực hay một thị trường trở nên khó khăn hơn.
Những ngành công nghiệp từng tạo nên một chuỗi cung ứng khổng lồ bao gồm nhiều người, từ dân văn phòng đến công nhân giờ đã thay đổi. Những công việc hấp dẫn giờ lại tập trung cục bộ và rải rác, hoạt động bởi những nhóm người có chung lợi ích, và được sở hữu bởi những tập đoàn toàn cầu khổng lồ. Đã không còn một "cột sống kinh tế" nơi mọi người có thể tham gia vào bất kể kĩ năng, trình độ giáo dục hay kinh nghiệm làm việc.
Các quốc gia ở thế giới thứ hai và thứ ba đã bắt đầu tham gia vào quá trình sản xuất này nhờ tác động của toàn cầu hóa. Họ cung cấp lao động giá rẻ - những người sẽ nhận đồng lương ít hơn với điều kiện làm việc tệ hơn các nước phương tây.
Nhiều chính sách được đưa ra đã làm suy yếu đi các công đoàn lao động trên toàn thế giới. Các công đoàn chỉ thực sự hiệu quả khi tất cả mọi người đều tham gia, tuy nhiên các nước ở thế giới thứ hai và thứ ba thường không được tính đến. Do đó các công đoàn không có sức mạnh để đàm phán mức tiền lương cho công nhân của mình khi mà công ty đó có thể cứ chuyển hẳn nhà máy của họ tới các nước đang phát triển.
Sự cạnh tranh việc làm cao hơn khiến nhà tuyển dụng có thể trả mức lương thấp hơn. Nếu bạn không làm thì có người khác làm vì mọi người đều chen lấn giành nhau số công việc ít ỏi còn lại.
Mức lương tối thiểu đã không theo kịp lạm phát trong một thời gian dài. Một công nhân vào năm 1978 kiếm được mức lương tối thiểu có giá trị tương đương 14,71 USD hiện nay. Tuy nhiên lương tối thiểu theo quy định ở năm 2019 chỉ là 7,25 USD, nghĩa là ít hơn một nửa. Có thể thấy, lương tối thiểu hiện tại thấp hơn ngày xưa rất nhiều.
Chuyện nhảy việc để tìm cơ hội mới cũng không hề dễ dàng. Khi bạn chỉ có một kĩ năng và đã áp dụng ở một nơi, nhảy việc đồng nghĩa với việc chấp nhận mức lương thấp, quay lại số không và leo lên lại từ đầu ở một công ty mới.
Tiền nhận được đã ít hơn, nhưng chi phí sinh hoạt lại không ngừng tăng. Những thứ giá trị lớn như xe cộ hay nhà cửa thì còn tăng giá nhanh hơn cả chi phí sinh hoạt nữa. Một chiếc xe hồi năm 1978 có giá tầm 4,000 USD, tính ra thì hiện tại sẽ hơn 10,000 USD. Còn ngày nay - 2019, một chiếc xe mới có giá trung bình gần 40,000 USD.
Điều này cũng đúng với những mặt hàng cơ bản. Sữa và bánh mì cũng như các loại gạo đã tăng giá vượt xa hẳn lạm phát. Xăng thì tăng còn chóng mặt hơn nữa. Nên hiện giờ đồng lương ít ỏi của bạn cũng chỉ đủ để bạn sống sót mỗi ngày thôi.
Học phí để phát triển còn kinh khủng hơn. Nhiều trường đại học đang xây dựng lại thương hiệu và mô hình để có thể thu số tiền học phí ngày càng tăng đến mức chỉ có thể vay mới trả được. Các khoản tiết kiệm để cho con học đại học vẫn rất phổ biến trong các gia đình bình thường nhưng cơ bản cũng chả còn nghĩa lý gì khi mà tiền học giờ ngốn ngang với việc mua một chiếc ô tô.
Nghĩa là bạn phải ứng tiền trước cho một sự nghiệp mà mình còn chưa bắt đầu, bằng cách vay nợ và hi vọng sau này sẽ kiếm đủ tiền để trả lại. Đặc biệt còn phải kể đến chi phí nhà ở và y tế. Thật không may, kết hợp với 3 gạch đầu dòng đầu tiên, công việc mà bạn theo đuổi có thể cũng chẳng còn tồn tại khi bạn tốt nghiệp.
Thị trường thay đổi nhưng chất lượng giáo dục thì không. Chúng ta vẫn đang học đúng những thứ bố mẹ chúng ta từng học, chỉ nâng cao độ phức tạp lên mà thôi. Hiện nay có một bộ phận lớn giới trẻ không được giáo dục đúng mực - khiến họ không có khả năng thực hiện các công việc đem lại lợi nhuận cao để nâng cao mức sống của mình. Ngay cả những người có giáo dục cũng khổ sở khi mà một tấm bằng đại học không còn đảm bảo cho một cuộc sống tốt nữa rồi.
Gen Z vào đời ở khoảng thời gian trong và sau cuộc khủng hoảng nhà ở năm 2007, nền kinh tế trở nên tồi tệ. Việc mọi người gọi những gì xảy ra là một cuộc suy thoái ngụ ý rằng nó thực chất là một cuộc Đại Khủng Hoảng thứ hai, khiến cho những gạch đầu dòng nêu trên trầm trọng hơn nhiều.
Tất cả sự bất an nặng nề đối với nền kinh tế dẫn đến việc nhiều người không còn muốn kết hôn và có con nữa. Bạn không cần nguyên một căn nhà cho một hoặc hai người ở; và nếu có ai đó đang tìm bạn đời tiềm năng dựa trên lối sống và thu nhập, họ sẽ bỏ qua những người có thu nhập kém hơn. Số lượng những người trẻ tuổi không có hoạt động tình dục, chưa kể đến những người đang có người yêu hay có ý định lập gia đình đã tăng lên đáng kể trong suốt thập kỷ vừa qua.
Hiện trạng này không chỉ xảy ra với giới trẻ các nước phương Tây nơi chủ nghĩa tư bản đã đạt đến cực hạn, mà còn cả ở các nước Châu Á mới nổi và đang phát triển.