Tại sao tàu điện ngầm Moskva lại được xây dựng sâu đến 70 m?
Hầu như tất cả các nhà ga ở khu vực trung tâm thủ đô Moskva của đều nằm sâu dưới long đất với độ sâu từ 40, 50 đến 70 m.
Hệ thống tàu điện ngầm Moskva nổi bật với các nhà ga nằm sâu trong lòng đất từ 20 m ở trung tâm thành phố cho đến vùng ngoại. Điển hình như ga 'Park Pobedy' ở độ sâu 73 m, 'Maryina Roshcha' – 72 m, 'Chekhovskaya' – 62 m và 'Sretensky Bulvar' – 60 m.
Trong số những nhà ga gần mặt đất nhất thì có 'Kropotkinskaya' (13m) và 'Alexandrovsky Sad' (7 m). Cả hai ga này đều được xây dựng trong giai đoạn đầu Moskva khởi động hệ thống tàu điện ngầm những năm 1930.
Việc xây dựng các nhà ga nhỏ và gần mặt đất sẽ dễ dàng và chi phí thấp hơn, nhưng điều này không thể thực hiện được ở trung tâm Moskva vào thời điểm đó.
Đầu tiên, việc xây dựng các nhà ga nằm sâu hơn là do sự phát triển nhanh chóng của Moskva trong những năm 1930, với một thiết kế thiếu cân nhắc hệ thống tàu điện ngầm sẽ sớm bị quá tải.
Thứ hai, phương pháp thi công nhà ga tàu điện ngầm ở Moskva phức tạp hơn nền đất và rắn, kèm theo đó những con sông xung quanh thành phố.
Thứ ba, các thiết kế sư Liên Xô muốn sử dụng các nhà ga với vai trò mở rộng như những hầm trú bom trước mọi cuộc tấn công.
Hiện tại, Moskva chỉ xây dựng các nhà ga điện ngầm ở những nơi có nguy cơ sụt lún mặt đất, hoặc mật độ xây dựng bên trên quá cao. Một số ga trên đường vành đai lớn đi qua các khu dân cư đông đúc và cần phải xây dựng chúng ở độ sâu an toàn. Đồng thời, hầu hết các trạm hiện đại vẫn giữ nguyên chức năng của nơi trú ẩn khẩn cấp.
Ngoài các ứng dụng kể trên các nhà ga tàu điện ngầm ở Moskva được ví như những “bảo tàng” nghệ thuật của nước Nga bởi lối thiết kế trang trọng, tinh xảo, có vẻ đẹp nguy nga như cung điện.
Ngày 15/5/1935, hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên ở Moskva được khai trương, gồm 13 nhà ga với 1 tuyến đường ray dài 11 km, phục vụ người dân Moskva và các tỉnh lân cận. Đây cũng chính là tuyến đường sắt ngầm đầu tiên, đồng thời là công trình kiến trúc tham vọng nhất của Liên Xô thời bấy giờ.
Tính đến năm 2024, tổng chiều dài các tuyến lên tới hơn 466 km, gồm 263 nhà ga và 14 tuyến. Đằng sau mỗi trạm ga ẩn chứa nhiều câu chuyện liên quan tới cuộc sống văn hóa của người dân Liên Xô vào thời điểm chúng được xây dựng. Ba trạm tàu điện ngầm gồm Belorusskaya, Kievskaya và Komsomolskaya được xếp trong danh sách di sản văn hóa.
Trải qua gần 90 năm hoạt động và phát triển, đến nay, nhiều nhà ga điện ngầm ở Moskva vẫn giữ nguyên vẻ lộng lẫy vốn có. Công trình đóng vai trò quan trọng trong giao thông thành phố, vận chuyển khoảng 9 triệu lượt khách mỗi ngày.
Như một phần của kế hoạch nâng cấp hệ thống tàu điện ngầm ở Moskva, tháng 3/2023, Nga đã cho khánh thành tuyến Đường vòng tròn lớn - vòng tàu điện ngầm dài nhất thế giới với 70 km, 31 nhà ga, đã được mở theo từng giai đoạn, bắt đầu từ cuối năm 2011 và hoàn thành sau 12 năm.
Tuyến tàu điện ngầm hình tròn dài nhất được xây dựng trong thời gian kỷ lục đối với một dự án quy mô lớn như vậy ở một trong những khu đô thị đông đúc nhất thế giới. Tổng cộng có 31 ga, 24 trong số này cung cấp 47 tuyến trung chuyển đến các tuyến tàu điện ngầm hiện tại và tương lai, Vòng tròn trung tâm Moskva (MCC), Đường kính trung tâm Moskva (MCD) và các tuyến đường sắt ngoại ô.
Việc đưa vào hoạt động đầy đủ Tuyến Vòng tròn lớn là sự kiện giao thông chính trong đời sống của Moskva trong hơn 70 năm qua, có tầm quan trọng tương đương với việc khép kín Tuyến vòng tròn đầu tiên của tàu điện ngầm Moskva trước đây.
Đối với Moskva - một đô thị với 13 triệu dân cũng như trung tâm về chính trị và xã hội, vấn đề kết nối khu vực và khả năng tiếp cận giao thông là rất quan trọng. Tuyến Vòng tròn lớn sẽ thay đổi hoàn toàn cơ sở hạ tầng giao thông và đảm bảo khả năng kết nối của các khu vực khác nhau trong thành phố, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của toàn bộ đô thị, cả về kinh tế và xã hội.
Ý tưởng xây dựng Đường vòng tròn lớn đã xuất hiện từ thời Liên Xô, nhưng dự án đã không được khởi động trong nhiều thập kỷ, giờ đây đã trở thành hiện thực với người dân Moskva, Nga.