Tại sao những "bộ não" tài giỏi nhất hành tinh trong lĩnh vực AI lại không muốn đầu quân cho Apple?

04/11/2016 15:25 PM | Công nghệ

Lý do đằng sau việc này chính là vì tính bảo mật quá cao của công ty "Táo khuyết" này.

Apple là một trong những công ty công nghệ có khả năng giữ bí mật bậc nhất thế giới, bởi gã khổng lồ xứ Cupertino chỉ đưa ra những cập nhật thông tin một cách công khai khi họ chuẩn bị công bố sản phẩm mà thôi.

Một phần lý do đằng sau sự kín kẽ này chính là việc bắt những nhân viên ký kết một hợp đồng rất chặt chẽ về việc cấm họ nói cho bạn bè và người thân về một số khía cạnh nhất định của công việc, đặc biệt là những hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Không giống như Facebook và Google – những công ty cho phép nhân viên của mình công khai những thành tựu, đột phá trong những tờ báo khoa học hoặc blog cá nhân, Apple ngăn không cho người làm việc của mình nói chuyện về quá trình nghiên cứu của họ kể cả online lẫn ngoài đời.

Họ được phép dự các hội thảo nhưng lại không có quyền nói về những gì mà Apple đang làm và cũng chỉ “hé miệng” cho cấp trên mỗi khi được hỏi.

Phương thức làm việc này có thể cản trở khả năng thu nạp những nhân tài giỏi nhất trên thế giới, dựa theo lời của Trưởng bộ phận AI của Facebook là Yann LeCun nói vào tuần trước.

Yann LeCun
Yann LeCun

Nói về việc làm sao anh có được những kỹ sư phần mềm tài năng nhất trên thế giới đến và làm việc cho bộ phận Trí tuệ nhân tạo của Facebook, LeCun nói: “Cho phép họ thực hiện những nghiên cứu mở, đó là công khai phần việc của mình".

“Trên thực tế, ở FAIR [Bộ phận nghiên cứu và phát triển Trí tuệ nhân tạo của Facebook], đó (cho phép công khai) không phải là một việc khả thi, mà là bắt buộc,” anh nói ở London.

“Chính vì vậy, khi bạn là một nghiên cứu sinh, bạn sẽ gần như phải làm như vậy. Đó là một việc quan trọng đối với những nhà khoa học bởi thước đo của sự nghiệp của họ được tính bằng sức ảnh hưởng với trí tuệ. Chính vì vậy bạn không thể nói với mọi người ‘hãy làm việc cho chúng tôi nhưng anh không được nói với người khác về việc mình đang làm’ bởi như vậy là hủy hoại sự nghiệp của họ. Điều đó đóng một vai trò rất lớn.”

Sự bí mật của Apple đã được tờ Bloomberg nhắc tới thông qua bài báo vào tháng 10 vừa qua là trở ngại cho sự phát triển của mảng AI nhà “Táo căn dở”.

“Apple đang tỏ ra kín kẽ quá mức,” Richard Zemel, một giáo sư chuyên ngành khoa học máy tính tại đại học Toronto, nói với Bloomberg. “Họ đang hoàn toàn tự tách biệt bản thân ra với giới khoa học.”

Mặc dù là một công ty giữ bí mật rất tốt, Apple vẫn có thể “thâu tóm” được Russ Salakhutdinov của đại học Carnegie Mellon, một trong những tài năng đi đầu về lĩnh vực AI, về giữ chức điều hành nghiên cứu về Trí tuệ nhân tạo.

Mặc dù Salakhutdinov làm việc cho Apple, ông vẫn giữ vị trí của mình tại đại học. Điều này cho thấy rằng Apple vẫn sẵn sàng để một vài nhân viên của mình tiếp tục đóng vai trò là một phần của cộng đồng học thuật, miễn là họ không nói về những gì họ làm cho nhà sản xuất của iPhone là được.

Apple từ chối đưa ra bình luận gì về vấn đề này.

Cùng chuyên mục
XEM