Tại sao không ai đặt niềm tin vào đồng tiền có tốc độ phục hồi ấn tượng nhất thế giới?

17/04/2017 09:19 AM | Kinh tế vĩ mô

Phải mất một thập niên liên tục tăng giá để đồng tiền của Azerbaijan tạo dựng được lòng tin của mọi người, nhưng chỉ cần 2 lần mất giá là đủ cho niềm tin ấy tan vỡ.

Kể cả sau sự phục hồi vào đầu tháng 2 vừa qua khiến Manat trở thành đồng tiền có sức tăng lớn nhất thế giới, thì nhiều người Azerbaijan vẫn không bị thuyết phục. Chút niềm tin ít ỏi còn lại mà người ta dành cho đồng tiền của quốc gia ở cùng biển Caspi này đã bị xóa sạch bởi những cơn địa chấn và sự dao động kinh hoàng trong tỷ giá hối đoái vào năm ngoái.

"Tôi không có Đô la Mỹ, nhưng nếu có, tôi sẽ không đổi ra đồng Manat vì nó không phải là một đồng tiền đáng tin cậy", Tatyana Kryuchkina, một kế toán viên đang làm việc cho một công ty tư nhân, cho biết. "Đồng Manat tiếp tục trượt giá vào năm ngoài dù đã bị mất giá 2 lần".

Sự phục hồi của đồng tiền này cho thấy sự lệch pha giữa một nền kinh tế đang trên đường phục hồi sau khi suy thoái lần đầu trong 2 thập niên liền, với tỷ lệ lạm phát 2 con số và sự rối loạn về tiền tệ khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Tạo ra thêm sự bất ổn còn là chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương (NHTW), khi quyết định mua vào đồng Manat ở các cuộc đấu giá tiền gửi trong khi lại đưa một lượng tiền lớn ra cho các kênh cho vay chính.

[A Tùng] Tại sao không ai đặt niềm tin vào đồng tiền có tốc độ phục hồi ấn tượng nhất thế giới? - Ảnh 1.

"Hầu hết người dân đều cho rằng sự lên giá của đồng Manat chỉ là tạm thời, do các yếu tố thời vụ", các chuyên gia của Sberbank CIB cho biết. "Người ta tin tưởng chắc chắn rằng đồng tiền này sẽ tiếp tục mất giá vào nửa sau năm 2017, đặc biệt là khi giá dầu giảm so với mức hiện nay".

Người Azerbaijan hiện vẫn đang cố gắng giữ tiền tiết kiệm của mình bằng ngoại tệ. Tỷ lệ tiền gửi USD đã tăng lên 81,3% trong tháng 1/2017 từ mức 79,6% vào cuối năm ngoái.

"Đối với chúng tôi, an toàn và đáng tin cậy nhất là gửi tiền bằng Đô la Mỹ", Giám đốc Paul Gamble của Fitch Ratings chia sẻ. "Gửi tiền bằng USD đã tăng mạnh trong suốt thời kỳ Manat mất giá và hiện vẫn ở mức cao".

Các nhà hoạch định chính sách ở nước này đã tiêu hơn 2/3 dự trữ ngoại hối vào năm 2015 để hỗ trợ đồng Manat trước khi quyết định thả nổi tỷ giá hối đoái khi giá dầu sụt giảm. Để giảm bớt áp lực với đồng Manat, NHTW vào tháng 9 vừa qua đã tăng lãi suất cơ bản thêm 5,5% lên mức 15% trong một động thái khẩn cấp. Vào tháng 1 vừa qua, nhà cầm quyền cũng loại bỏ quy định giới hạn các bên cho vay mua và bán ngoại tệ ngoài biên 4% ở cả 2 biên so với tỉ giá hối đoái chính thức.

[A Tùng] Tại sao không ai đặt niềm tin vào đồng tiền có tốc độ phục hồi ấn tượng nhất thế giới? - Ảnh 2.

Theo chuyên gia kinh tế Vladimir Osakovskiy thì "Chính quyền không cần và cũng không muốn tăng dự trữ ngoại hối và đang nghiêng về giải pháp một đồng tiền mạnh hơn do tình trạng yếu kém của các ngân hàng trong nước". Một yếu tố khác ủng hộ viễn cảnh tươi sáng của đồng Manat là giá dầu thô được kỳ vọng sẽ tăng trở lại vào năm tới.

"Điều này sẽ giúp sức cho đồng Manat, nhưng điều quan trọng là niềm tin được phục hồi", Paul Gamble cho biết.

Tuy nhiên hiện nay niềm tin đặt vào đồng Manat khá nhỏ nhoi.

Một người dân thường nhận định: "Tôi không nghĩ là tỷ giá hiện nay sẽ tồn tại được lâu. Đây chỉ là xu thế tạm thời và không phải là kết quả của các chính sách kinh tế do chính phủ thực hiện".

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM