Tại sao đến bây giờ ở nhiều nơi người ta vẫn lái xe phía bên trái?
Có tới 76 quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn áp dụng quy định lái xe "ngược" này.
Không chỉ Việt Nam, rất nhiều nước trên thế giới hiện nay vẫn áp dụng quy định lái xe ở phần đường phía bên phải. Tuy nhiên, có tới 76 quốc gia và vùng lãnh thổ mà người dân lại lái xe ở bên trái. Tại sao lại có sự khác biệt này?
Tại sao vẫn có nhiều nơi người ta lái xe về phía bên trái?
Giả thuyết cho rằng vào thời La Mã, những chiến binh điều khiển cỗ xe ngựa bằng tay trái. Nhờ vậy, cánh tay phải của họ có thể cầm binh khí dễ dàng hơn, sẵn sàng cho những cuộc chiến. Điều này tiếp diễn tới thời Trung cổ Châu Âu, khi số đông binh sĩ là người thuận tay phải.
Người La Mã điều khiển ngựa bằng tay trái.
Cho tới năm 1773, chính phủ Anh Quốc đưa ra tiêu chuẩn cho việc lái xe ở phần đường tay trái. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng Pháp đã ủng hộ cho điều ngược lại, do Napoleon là người... thuận tay trái. Thêm nữa, chiến thuật cưỡi ngựa chiến ở phía tay phải được coi là có hiệu quả đáng sợ.
Napoleon lại là một người lãnh đạo thuận tay trái.
Từ đây, Anh và Pháp đưa phong cách lái xe của riêng họ tới những nước thuộc địa. Đó là lý do phần lớn những nơi từng là thuộc địa của Anh thuộc số ít những nước hiện đại có nền giao thông "ngược". Một trong số những cái tên quen thuộc có thể kể đến như Malaysia, Singapore, xa hơn là Úc, Nam Phi...
Malaysia là một nước có quy định lái xe bên tay trái.
Trong khi đó, người Mỹ lại ứng dụng quy định lái xe phía bên phải từ thế kỷ 18. Khi đó, xe chở hàng thường sử dụng sức từ một nhóm ngựa, với "tài xế" ngồi trên lưng ngựa bên trái dưới cùng, nơi gần toa xe. Từ đây, người lái có thể với tay phải để điều khiển đàn ngựa. Sau đó, giao thông Mỹ dần chuyển sang phía bên phải để tránh va chạm.
Với xe ngựa Mỹ, "tài xế" sẽ ngồi như thế này.
Cùng với cuộc bùng nổ của nền công nghiệp xe hơi và giao thông quốc tế, nhiều nước cũng dần chuyển quy định lái xe về làn đường bên phải để "đồng bộ" với những nước láng giềng hay đồng minh. Mới đây nhất, Samoa đã chuyển sang lái xe phía bên phải vào năm 2009.