Giải mã chìa khoá tăng trưởng của Uniqlo bất chấp Covid: Xem ĐNÁ là "một hộp đôla", số hoá chuỗi cung ứng, làm sản phẩm "LifeWear" phục vụ WFH

24/09/2021 08:53 AM | Kinh doanh

Giám đốc Uniqlo, Tadashi Yanai là người giàu nhất Nhật Bản theo xếp hạng của Tạp chí Forbes. Vị chủ tịch 71 tuổi kiêm giám đốc điều hành Tập đoàn Fast Retailing, công ty mẹ của Uniqlo, từng tuyên bố: "Thời đại mà chúng ta mua quần áo để thỏa mãn ham muốn vật chất đã kết thúc"…

Tuân thủ kỷ luật và nguyên tắc

Cuộc sống của Tadashi Yanai chưa bao giờ xa rời nghề bán lẻ. Từng làm việc thời gian ngắn cho chuỗi siêu thị Aeon, vào năm 1972, ông chuyển đến công ty quần áo do cha mình thành lập ở tỉnh Yamaguchi. Cửa hàng mang tên Uniqlo khai trương vào năm 1984. Sau đó, thương hiệu này tiếp tục mở cửa hàng đầu tiên ở Tokyo. Chiến dịch mở đầu của thương hiệu là bán áo lông cừu nhẹ với giá 1.900 yên…

Uniqlo đơn thuần là thương hiệu đại diện cho quần áo giá rẻ. Những bộ trang phục đơn giản có thể mặc mọi lúc, mọi nơi, bởi bất kỳ ai, với phong cách tự do trở thành triết lý kinh doanh của Tadashi Yanai kể từ những năm 1980. Mặc dù theo đuổi phân khúc giá rẻ, doanh thu của công ty đã tăng gấp 5 lần từ năm 1998 đến năm 2001.

Kể từ khi thành lập, thế mạnh của Uniqlo nằm ở chỗ luôn định giá hợp lý các mặt hàng cơ bản. Tadash Yanai đã đặt ra sứ mệnh cụ thể cho công ty là cung cấp quần áo rẻ và tiện dụng cho mọi người ở mọi lứa tuổi.

Uniqlo nắm giữ số lượng lớn đơn hàng đặt trực tiếp với ngành dệt may. Điều đó cho phép họ làm việc với các nhà sản xuất dệt may chặt chẽ hơn, nhằm sản xuất hàng loạt các vật liệu độc quyền với giá thấp.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà sản xuất hàng may mặc thường yêu cầu công ty dệt may "hãy làm mọi thứ với chi phí thấp", nhưng Yanai thì hỏi các công ty cung ứng cần làm những gì để thực hiện điều ông ấy muốn. Kỷ luật cùng tính tuân thủ nguyên tắc của Yanai đã gây được tiếng vang lớn.

Tadashi Yanai - người giàu nhất Nhật Bản định hình triết lý của Uniqlo : Từ chối Amazon và Alibaba để tạo sân chơi riêng, xem Đông Nam Á là một hộp đôla, tận dụng Covid-19 làm sản phẩm LifeWear phục vụ work from home - Ảnh 1.

Đông Nam Á chính là một hộp đô la

Uniqlo hiện có khoảng 60 cửa hàng ở Bắc Mỹ và 100 cửa hàng ở Châu Âu. Các cửa hàng này đều tập trung ở các thành phố quan trọng như New York, Milan và Paris. Mặc dù công ty có kế hoạch sẽ mở 200 cửa hàng tại Hoa Kỳ vào năm 2020, nhưng họ còn phải vật lộn để gìn giữ thu lợi nhuận tại quốc gia này với khoảng 50 cửa hàng hiện có.

Các sản phẩm Uniqlo không được bán trên nền tảng thương mại điện tử của Amazon. Đề cập đến Amazon và cả Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc, Yanai từng nói: "Uniqlo không có nhiều lợi ích khi trở thành một trong nhiều thương hiệu trên các trung tâm mua sắm trực tuyến của những người khác". Hiện nay, khi nhiều người tiêu dùng chuyển sang mua hàng trực tuyến, Uniqlo đang gặp bất lợi so với Zara trong cuộc đua tạo ra lợi nhuận.

Những năm gần đây, Uniqlo đã nỗ lực thực hiện tham vọng số hóa và chuyển đổi tất cả các bộ phận trong chuỗi cung ứng của mình, bất chấp Covid-19. Kể từ khi mở một nhà kho tự động để bán hàng thương mại điện tử ở quận Ariake của Tokyo vào năm 2018, công ty đã thiết lập nhà kho thứ hai tại Nhật Bản trong năm 2021 và đang có kế hoạch mở các kho tương tự ở các thị trường khác.

Khi vào Việt Nam và Ấn Độ, Uniqlo coi là một động lực tăng trưởng tiềm năng. Đến đến cuối tháng 9, Uniqlo có 251 cửa hàng ở Đông Nam Á, Ấn Độ và Úc. Dự đoán doanh số bán hàng ở Đông Nam Á sẽ đạt mức tương đương với Trung Quốc.

Trong khi Mỹ và châu Âu có đầy rẫy các đối thủ cạnh tranh bán các mặt hàng giá rẻ thì "Đông Nam Á là một hộp đôla sẽ tạo ra tốc độ tăng trưởng cao, mặc dù một số đang chậm lại vì COVID-19" - Tadashi Yanai từng nói với Nikkei Asia.

Tadashi Yanai - người giàu nhất Nhật Bản định hình triết lý của Uniqlo : Từ chối Amazon và Alibaba để tạo sân chơi riêng, xem Đông Nam Á là một hộp đôla, tận dụng Covid-19 làm sản phẩm LifeWear phục vụ work from home - Ảnh 2.

Tận dụng Covid-19 tốt hơn các đối thủ

"LifeWear" - từ được Uniqlo đặt ra cho các sản phẩm của mình, với đặc trưng "trang phục tối ưu cho mỗi ngày" (the ultimate everyday clothing). Từ đó, các sản phẩm mang phong cách "LifeWear" độc đáo lần lượt ra mắt trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 như khẩu trang thoáng khí, quần thể thao thân thiện với môi trường cách ly, áo phông jersey Zoom-call-sang trọng…

Công ty còn tiếp thị các dòng sản phẩm "làm việc tại nhà" trên các trang web và quảng cáo của mình. Mặt nạ AIRism là một trong những biểu tượng thành công và dễ nhận biết nhất của thương hiệu Uniqlo. Nó gây được tiếng vang lớn ngay khi ra mắt vào tháng 6/2021 tại Nhật Bản.

COVID-19 bùng phát, Tập đoàn Fast Retailing đã buộc phải đóng cửa các cửa hàng trên toàn thế giới, khiến doanh số bán hàng giảm gần 40% từ tháng 3 đến tháng 5. Doanh thu hàng quý của Inditex đã giảm tới 44% trong năm nay, trong khi H&M giảm tới 50%. Inditex gần đây đã công bố kế hoạch giảm khoảng 700 cửa hàng, trong khi H&M cũng cho biết vào tháng 10 họ có kế hoạch giảm tổng số cửa hàng khoảng 250 vào năm 2021.

Mặc dù tình hình ngành thời trang ảm đạm nhưng khách hàng nội địa kiên trì tiếp tục mua sắm Uniqlo. Vào tháng 6/2021, doanh số bán hàng tại các cửa hàng ở Nhật Bản, bao gồm cả thương mại điện tử, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số hàng tháng đã tăng đến tháng 9, cho thấy mức tăng trưởng 10%.

"Virus Corona là một cuộc khủng hoảng lớn đối với các công ty trên toàn thế giới, nhưng nó cũng là một cơ hội lớn. Các công ty thành công luôn thoát ra khỏi khủng hoảng", Tadashi Yanai nói.

Ứng Minh

Cùng chuyên mục
XEM