Sự thật về cậu bé bị cận hơn 2000 độ ở Trung Quốc

25/08/2016 19:31 PM | Sống

Gần đây, cộng đồng mạng truyền tai nhau về trường hợp của 1 cậu bé có tên Xiao Hao, bị cận thị nặng đến hơn 2000 độ ở Trung Quốc.

Cậu bé cận thị hơn 2.000 độ

Xiao Hao sống ở Hà Nam Trung Quốc, hiện nay mới 11 tuổi nhưng đã phải đeo cặp kính dày cộp. Dù đi học chưa lâu nhưng Xiao đã bị cận thị rất nặng, sẽ rất khó để cậu bé có thể sinh hoạt bình thường nếu như không có "cặp kính đít chai" kia.


Xiao Hao

Xiao Hao

Xiao Hao sống với ông bà, ngay từ nhỏ, cậu đã có những dấu hiệu khá nghiêm trọng về thị lực, như hay vấp ngã, khó nhìn xa, hay không theo dõi được những gì thầy cô viết trên bảng.

Khi đưa cậu đi khám mọi người mới phát hiện rằng Xiao hóa ra bị cận thị bẩm sinh, ngay từ lúc còn trong bụng mẹ. Nhưng vấn đề là muốn chữa trị được thì cậu phải đợi đến năm 18 tuổi phẫu thuật. Còn hiện tại cách duy nhất là tiếp tục đeo kính.


Xiao phải chờ đến năm 18 tuổi mới có thể phẫu thuật!

Xiao phải chờ đến năm 18 tuổi mới có thể phẫu thuật!

Theo nhiều thông tin được đưa ra, Xiao Hao cận tới hơn 2.000 độ, cụ thể, mắt phải cận 2.300 độ, mắt trái cận 2.200 độ. Không những thế, cậu còn bị lác ở cả 2 bên mắt lần lượt là 0.4 và 0.3 độ. Và với những con số như trên thì đương nhiên Xiao sẽ hầu như không thể sống bình thường nếu không có kính.

Nhưng tại sao lại có con số khủng khiếp lên đến hơn 2000 độ như vậy?

Sự thật về con số 2.000 độ

Cận thị là 1 tật khúc xạ về mắt, người bị bệnh thường chỉ nhìn bình thường đối với các vật ở cự ly gần. Nguyên nhân dẫn đến cận thị rất nhiều, có thể là do gene, bẩm sinh, cũng có thể do môi trường xung quanh hoặc làm việc quá nhiều trước ánh sáng xanh do các thiết bị như máy tính, tivi, điện thoại...

Về cơ bản, cận thị gồm 2 loại chính. Đầu tiên là Cận thị đơn thuần, thường là cận dưới 6D (đi-ốp), thường phát sinh trong lứa tuổi đi học từ 6-18 tuổi.


Hình minh họa

Hình minh họa

Thứ 2 là Cận thị bệnh, thường có độ cận trên 7D, đôi khi tới 20-30D. Đương nhiên đây là loại nguy hiểm hơn, không giống loại đơn thuần (cận thị phát triển đến 1 mức độ rồi dừng), loại bệnh này thị lực giảm dần và khó điều chỉnh bằng kính, cần có những can thiệp y học khác.

Quay trở lại vấn đề, tại sao cậu bé Xiao Hao có thể cận đến 2.000 độ được khi mức nặng nhất của cận thị thấp hơn thế hàng chục lần?


Hình minh họa

Hình minh họa

Có nhiều người nói, do cách viết độ cận gây hiểu nhầm, ví dụ: Nếu cận 2 độ thì sẽ viết là 2.00 độ, tương tự 12 độ thì sẽ là 12.00 độ. Chính việc này đã gây hiểu lầm chăng?

Sự thật thì không phải thế. Vấn đề chính của việc cận 2000 độ này chính là sự sai khác trong đơn vị đo cũng như cách hiểu. Với tỷ lệ 1 đi ốp ở Việt Nam tương đương với 100 độ cận tại Trung Quốc, hơn nữa cũng gọi là độ nên đã gây hiểu lầm như vậy.

Thực tế Xiao Hao chỉ bị cận lần lượt ở 2 mắt là 23 và 22 độ. Cho dù con số đã nhỏ đi rất nhiều nhưng đây là 1 trong những trường hợp nghiêm trọng về mắt của y học.

Chính các bác sĩ cũng đã cảnh báo rằng Xiao có thể phải đối mặt với nguy cơ mù vĩnh viễn nếu như căn bệnh phát triển theo chiều hướng xấu hơn. Họ cũng khuyến cáo gia đình Xiao phải cố gắng giữ gìn để mắt cậu bé không cận nặng hơn cho đến khi phẫu thuật!

Theo nhiều nguồn tin

Theo Gabe

Cùng chuyên mục
XEM