Sự thật phũ phàng đón chờ tân Thủ tướng Anh Boris Johnson

26/07/2019 08:41 AM | Xã hội

Nổi tiếng trên các vũ đài trong suốt một thời gian dài nhưng trên cương vị thủ tướng, ông Boris Johnson sẽ phải đối mặt với những khó khăn mà chưa người tiền nhiệm nào phải đối đầu kể từ sau Thế chiến II.

Từng là nhà báo, nghị sĩ, Thị trưởng London tới Ngoại trưởng Anh, ông Boris Johnson luôn có những màn thể hiện xuất sắc dù gặp nhiều sự chỉ trích. Tuy nhiên, cuộc chơi đã có sự thay đổi lớn. Trong vai trò đứng mũi chịu sào, vị tân Thủ tướng Anh sẽ phải đối mặt với những thách thức chưa từng có để đưa nước Anh thoát khỏi mớ hỗn độn.

Trong lịch sử, sự hỗn loạn thường làm lộ diện những lãnh đạo thiên tài. Tuy nhiên, khi nước Anh đang trong giai đoạn khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến II, sẽ rất ngạc nhiên nếu lịch sử vẫn đúng dưới thời Boris Johnson, New York Times nhận định.

Trở thành lãnh đạo đảng Bảo thủ hôm 23/7, ông Johnson cũng trở thành Thủ tướng Anh thay thế bà Theresa May dù sự phê chuẩn của Nữ hoàng diễn ra vào ngày hôm sau. Được coi là một bậc thầy trên vũ đài chính trị với hàng loạt câu châm biếm mà người ta không thể quên, ông Johnson được sự ủng hộ từ các nghị sĩ Bảo thủ muốn Anh rời Liên minh châu Âu (EU) bất chấp hậu quả.

Ông Johnson là người chịu nhiều điều tiếng khi làm nhà báo, nhà lập pháp, Thị trưởng London và Ngoại trưởng Anh. Tuy nhiên, đó là những cương vị mà ông Johnson chưa phải người toàn quyền quyết định. Lần này, mọi chuyện đã đổi khác. Chính phủ của ông đã ngay lập tức nhận cảnh báo từ nhiều cấp trong chính đảng Bảo thủ vì chương trình nghị sự của mình.

Một số người của đảng Bảo thủ sẵn sàng bỏ phiếu cho phe đối lập vào tuần trước để ngăn những nỗ lực tiềm năng của ông Johnson trong việc đưa Anh rời EU mà không có thỏa thuận. Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond và Bộ trưởng Phát triển Quốc tế Rory Stewart đều đã tuyên bố từ chức khi ông Johnson trở thành Thủ tướng.

Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Alan Duncan đã từ chức hôm 22/7 trong khi Bộ trưởng Tư pháp David Gauke tuyên bố sẽ từ chức nếu Thủ tướng tiếp theo không tìm cách theo đuổi một Brexit có thỏa thuận với EU.

Ngày 31/10 được ấn định là ngày mà Anh phải rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Bà Theresa May, người lên thay ông David Cameron sau khi Brexit được thông qua, đã từ chức Thủ tướng sau khi kế hoạch đàm phán của bà với Liên minh châu Âu nhiều lần bị Quốc hội Anh phủ quyết.

Ông Johnson thì tuyên bố sẽ nỗ lực hết sức cho một thỏa thuận. Tuy nhiên, không ai tin rằng người đàn ông vốn không hề được lòng Brussels, thậm chí là còn bị ghét bỏ, có thể có được một thỏa thuận tốt hơn so với những gì bà May đã làm. Bản kế hoạch bị bác bỏ của bà May là nỗ lực làm việc không biết mệt mỏi của bà và nước Anh trong việc đàm phán với EU suốt 2 năm.

Trong khi đó, hàng loạt các phân tích đã chỉ ra rằng để Anh rời EU mà không có thỏa thuận chính là một thảm họa kinh tế với Vương quốc và khu vực, cũng như phá hủy chuỗi cung ứng. Thậm chí, nó có thể khiến kinh tế tăng trưởng chậm lại, thậm chí là suy thoái. Số tiền bị mất sẽ cao hơn rất nhiều so với 350 triệu bảng/tuần, số tiền Anh chu cấp cho EU mà ông Johnson tưởng tượng ra khi vận động người dân bỏ phiếu cho Brexit.

Tuy nhiên, đảng Bảo thủ của ông Johnson không chiếm đa số trong cơ quan lập pháp. Thậm chí, một số lượng nhỏ người của đảng Bảo thủ sẵn sàng bỏ phiếu cho phe đối lập vì không hài lòng với các chính sách của ông Johnson, điều có thể dẫn tới một cuộc bỏ phiếu mới.

Thiếu tín nhiệm ở Brussels và ở cả London sẽ khiến ông Johnson có thể làm được điều gì đó không phổ biến, dù chưa thể biết nó đúng hay sai. Thậm chí, một số đối thủ và cả một vài người của đảng Bảo thủ tính đến việc yêu cầu nữ hoàng tìm cách gia hạn thời điểm Anh rời EU.

Về phần mình, cơ hội cho ông Johnson có thể tăng lên hoặc vị tân thủ tướng này chấp nhận việc gia hạn thời gian Anh rời EU thay vì ngày 31/10 như hiện tại nếu có thể. Ở chiều ngược lại, những chính trị gia hiểu được mối nguy hiểm từ việc Anh rời EU mà không có thỏa thuận chắc chắn sẽ không nhượng bộ.

Theo Linh Anh

Cùng chuyên mục
XEM