Sự nghiệp tuổi 30: Tốc độ kiếm tiền không đuổi kịp tốc độ tiêu tiền, lửng lơ “tầng giữa”, trên có đồng nghiệp già kinh nghiệm, dưới có lớp trẻ nhiệt huyết
Những người có độ tuổi từ 30 - 40, khi tuổi tác, tinh thần, thể lực đều không còn là ưu thế, máu chiến đấu trong cơ thể cũng biến mất quá nửa, nhưng áp lực cuộc sống lại tăng gấp năm, sáu lần so với hồi còn trẻ.
Vừa tốt nghiệp, bạn lập tức biến thành người trung niên
Thực tế bây giờ, chúng ta rất hiếm khi nhìn thấy những người trẻ tràn đầy nhiệt huyết, hừng hực khí thế, tươi vui như ánh mặt trời. Mỗi lần có cơ hội lướt qua những thực tập sinh 9x ở công ty, tôi hy vọng nhìn thấy vầng hào quang sáng rực khác với mọi người ở họ, nhưng chỉ thấy bầu không khí nặng nề bao trùm. Bọn họ rất giống nhau, thậm chí nhìn như đã 30 tuổi.
Nhiều người cho rằng khi bước chân vào xã hội, những người có cá tính, có góc cạnh sẽ bị mài mòn, nhiều bậc cha mẹ dạy con mình phải khép nép, nhún nhường; nhiều trường lớp răn dạy sinh viên, sau khi đi làm tướng mạo bộ dạng phải trở nên chuyên nghiệp. Chúng ta đều thích những người có tính cách vui tươi, chúng ta khao khát được nhìn thấy chút khác biệt, chúng ta thích vây quanh một người kì lạ, thốt lên tiếng cảm thán từ tận tâm can mình: "Tuyệt quá!".
Thế nhưng, khi quay về với chính bản thân mình, chúng ta luôn có rất nhiều nỗ sợ: Sợ không giống với mọi người, sợ không ai thích mình, sợ người khác cho rằng mình không đáng tin... Bởi vậy, mỗi người đều cố gắng trở nên đáng tin cậy, mặc đồ công sở đi làm, ngôn ngữ cử chỉ bắt chước các bậc tiền bối, cố gắng để khiến mình tiến gần hơn với mấy chữ "trầm ổn, khiêm tốn, ôn hòa, kiên định".
Gần như chẳng còn việc gì có thể đánh thức được sự cuồng nhiệt trong nội tâm nữa; chẳng còn câu chuyện nào có thể khiến cảm xúc của bạn thăng hoa; chẳng có bất kỳ ai khiến nhiệt huyết của bạn dâng trào.
Mỗi ngày bạn bị vùi lấp trong đống báo cáo, kế hoạch, bảng biểu. Bạn làm việc gì, học điều gì đều không còn háo hức, tò mò như xưa, bạn làm vì "liệu có ích không", "có kiếm được tiền không". Dường như vừa tốt nghiệp, chúng ta liền biến thành người trung tuổi. Đúng! Chính là như thế đấy!
Khi tham gia phỏng vấn các bạn nhân viên tuyển dụng đều lo tôi không hòa nhập được, không chăm sóc được khách hàng, quấy nhiễu team. Nhưng với những kinh nghiệm phong phú và thực tế, tôi thấy rằng muốn được là chính mình ở mức độ cao nhất, muốn duy trì cá tính của bản thân mà vẫn có thể hòa nhập với tập thể, quan trọng nhất là tự mình phải biết lúc nào cần trở nên đáng tin. Mặc dù không cần thiết phải làm tốt tất cả mọi việc, nhưng nhất định phải học cách đặt sự đáng tin vào những việc quan trọng.
Muốn có được sự yên mến và tôn trọng của người khác, đầu tiên phải có được sự tán thưởng của họ. Nếu trong quá trình làm việc và ứng xử xã hội của bạn đều rất tệ, lại thể hiện nhiều cá tính trái ngược không vì lợi ích chung thì đúng là bản thân bạn thiếu hiểu biết.
Làm thế nào để bản thân kiên định với nội tâm của mình mà không dao động? Làm thế nào để chống lại những lực lượng đến từ bên ngoài muốn mài mòn cá tính của bạn? Tôi nghĩ chỉ có kiên trì, coi sức mạnh lớn nhất và thời gian dài nhất là chỗ dựa. Khi trải qua sự đối kháng và bị hiểu lầm đầy đau khổ, sự ăn mòn của cô đơn và lạnh lẽo, đối phương nhất định sẽ bị đánh bại trong thời khắc nào đó. Kiên trì cho tới khi đối phương thất bại trước, bạn mới thắng.
Tôi rất yêu quý những người trẻ tuổi có cá tính, sự góc cạnh, những người còn mang bản tính đơn thuần trời sinh, có ánh sáng của trí tuệ. Những người trẻ tuổi nhanh nhẹn và xốc nổi còn giữ được phẩm chất và phong cách của mình trong lò nung xã hội nhất định sẽ có khả năng giao tiếp tốt, quan hệ rộng, cùng sự nhẫn nại "hòa nhập chứ không hòa tan" và cả khả năng kiểm soát hai tầng nhân cách. Họ chắc chắn là những người đáng tin, bởi vì họ tôn trọng thiên tính, có thái độ trân trọng sự hiếu kỳ của mình, đồng thời kiên quyết từ chối sự ăn mòn của thế giới bên ngoài.
Chính bởi quá si mê những người trẻ, tôi giật mình, nhìn lại nỗi lo âu của mình khi bước vào tuổi 30 - một dấu mốc trọng đại trong đời người.
Sắp bước vào tuổi trung niên, bạn không biết mình đang ở trong trại thái nguy hiểm ra sao
Những người xung quanh có độ tuổi từ 30 - 40 tuổi, đề tài khi mọi người gặp nhau đều nói về nhà cửa, con cái, bảo hiểm, cổ phiếu ngoại hối, quản lý tài chính và đầu tư. Tuổi tác, tinh thần, thể lực đều không còn là ưu thế, máu chiến đấu trong cơ thể cũng biến mất quá nửa, nhưng áp lực cuộc sống lại tăng gấp năm, sáu lần so với hồi còn trẻ.
Tôi cho rằng, một người mới bước ra ngoài xã hội là ở độ tuổi liều mạng nhất. Khi bước chân vào tuổi trung niên, chúng ta giống như bị lời nguyền trói chặt, đến cử động cũng khó khăn.
Tôi chưa đến 35 tuổi, do vậy tôi có thể run rẩy đứng ở đoạn đuôi của tuổi thanh xuân thêm mấy năm nữa. Nhưng những chuyện nghe thấy, nhìn thấy xung quanh khiến bản thân tôi cảm thấy hoang mang và sợ hãi.
1. Lớp trẻ ào ào xông lên, người già tâm hồn cũng già rồi
Câu chuỵen HuaWei rút những nhân viên trên 34 tuổi về còn chưa kịp nguội, Lục "đại ca" - bạn tôi, lại phải đối mặt với thời kỳ khủng hoảng của chính mình.
Đầu tiên, công ty lấy lý do hoạt động không hiệu quả, khủng hoảng kinh tế, tạm dừng kế hoạch thăng chức tăng lương cho anh ta. Tiếp theo, công ty tuyển một loạt những thanh niên nhiệt huyết căng tràn, hằng này chen vai sát cánh ở lại công ty làm việc không nề hà. Lục "đại ca" không hòa nhập được với đám thanh niên kia, cảm thấy mình phải thuộc hàng tiền bối. Nhưng khi họp, anh ta kinh hãi phát hiện ra mình không còn nghĩ được bất cứ ý tưởng mới nào nữa, ngược lại những thanh niên nhiệt huyết đưa ra hết chú ý này tới chú ý khác, mặc dù không khả thi nhưng quý là ở sự mới mẻ.
Mấy hôm trước, một người bạn nhờ tôi giúp đỡ gửi bài tìm đối tượng kết hôn. Cậu ấy sinh năm 93, tự mở hai công ty riêng thu nhập năm trên 30 triệu/tháng, yêu cuộc sống, sở thích rộng, thích tập gym và du lịch bốn phương. Rất nhiều những người bạn đáng tuổi cha chú trên mạng xã hội đều bày tỏ thái độ: Làm sao trẻ như thế mà thu nhập một năm trên 30 triệu, không thể nào. Đáng tiếc, đó là sự thật!
Những người lớn tuổi, trong đó có tôi, đều cho rằng ở thời này người ta nỗ lực tiến lên vì mong được tăng lương thăng chức nhưng không biết rằng những thanh niên nhiệt huyết kia đã lao ra xã hội với đủ thái độ, dùng đủ mọi cách đón đầu thị trường để kiếm về bộn tiền.
Chúng ta không chỉ già về mặt thể chất mà trái tim cũng già rồi, biết rõ có nhiều cách kiếm được tiền nhưng lại chê phiền, chê khổ. Đây chính là dấu hiệu của già nua.
2. Khu chúng ta "trên có già, dưới có trẻ", tốc độ kiếm tiền không đuổi kịp tốc độ tiêu tiền nữa.
Vương là bạn thân của tôi. Khi giá nhà tăng đột biến, ngày nào anh ta cũng than vắn thở dài. Con cái giờ đã đi học, cần đến nhiều tiền, cha mẹ tuổi cao muốn chuyển đến ở cùng. Mặc dù cả hai vợ chồng đều kiếm được không ít nhưng ba thế hệ vẫn cần đổi căn nhà lớn hơn.
Những năm 30 tuổi, Vương kiếm được khá nhiều, cũng định đổi nhà vì khi ấy giá nhà không đắt. Nhưng lúc ấy anh thấy nhà cửa sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống nên vợ chồng anh dành tiền cho việc ăn uống, vui chơi. Lúc đó, vợ chồng anh chỉ nghĩ hưởng thụ ở hiện tại. Bây giờ, vợ chồng anh hạn chế mua sắm và không dám tiêu pha quá nhiều, dù sao con cái và bố mẹ đều đang ở độ tuổi phải tiêu tiền.
Cho dù công việc của anh không có trở ngại, ngày một thăng tiến nhưng vẫn không bắt kịp giá nhà. Có lẽ, cả đời anh chẳng mua nổi một căn nhà lớn hơn. Anh không cam tâm nhưng hiện thực rất tuyệt tình. Anh không ngờ rằng bản thân từ một người tưởng nhưu chẳng thiếu gì đến một ngày lại bị kẹt ở mức cao không tới, thấp không thông.
Khi còn trẻ, nói tới việc tiết kiệm tiền, chúng ta cso thể giãy nảy lên như vừa làm chuyện gì đó hủy hoại chất lượng cuộc sống, thấy người khác cần kiệm cóp nhặt thì cho rằng họ suy nghĩ hạn hẹp. Đến trung niên mới biết, cái gọi là chất lượng cuộc sống, việc hưởng thụ trước mắt không thể sánh được với việc sống mà không phải lo lắng.
Khi trên có già, dưới có trẻ, tốc độ kiếm tiền không bao giờ theo đuổi kịp tốc độ tiêu tiền.
3. Bai mươi tuổi, có thể bạn không thiếu tiền, nhưng sẽ không biết tương lai ở nơi nào
Chúng ta vốn tưởng rằng phải qua tuổi 30 mới cần suy nghĩ đến các việc của tuổi trung niên. Nhưng sự thay đổi của thời thế cho thấy, bắt đầu từ 25 tuổi nên nghĩ đến bạn của tuổi trung niên, 45 tuổi bắt đầu suy nghĩ đến bạn của tuổi xế chiều. Khi ngày đó đến, bạn mới không hoang mang.
Ham muốn của con người là vô hạn, hôm nay không muốn không có nghĩa một ngày nào đó của tuổi trung niên cũng không muốn. Sự đau khổ của con người đều do dục vọng mà ra. Nhưng dục vọng không phải thứ chúng ta có thể khống chế, nó nảy sinh theo sự biến đổi và ảnh hưởng của hoàn cảnh.
Ngày trước, tôi rất coi thường việc xây dựng kế hoạch 5 năm. Tôi cho rằng, ngày mai xảy ra điều gì còn không biết, làm sao biết được ngày này của 5 năm sau sẽ ra sao? Giờ nghĩ lại, tôi thấy mình trẻ nên ấu trĩ. Kế hoạch 5 năm thật sự không phải chỉ xây dựng để biết ngày này năm sau bạn đang ăn cơm hay đang ngủ, mà là lên kế hoạch cho tương lai 5 năm sau của mình.
Ví dụ, bạn muốn trở thành người thế nào, muốn lập gia đình không, tích lũy và phân chia tài chính ra sao, sắp xếp cuộc sống của bố mẹ như thế nào? Bạn phải lên kế hoạch với những mốc thời gian lớn hơn một chút cho cuôc đời mình. Dù là khi độc thân vui vẻ, bạn cũng phải có kế hoạch cho tương lai. Bạn đừng để tới khi đứng ở mốc chuyển đổi của tổi tác mới bắt đầu khóc, cảm thấy mình lớn tuổi nhưng trái tim vẫn là một em bé.
Hôm qua bạn bảo tôi: "Cuộc đời này nếu gặp vận được một, hai lần thì cũng coi như may mắn quá rồi".
Thực tế, cái gọi là gặp vận đều được đổi lại từ việc lên kế hoạch trước, sắp xếp và cố gắng trước. Càng nhiều tuổi, bạn càng tin vào sức mạnh của "kế hoạch" và "mục tiêu". Dựa vào kế hoạch, bạn mới sống tốt được khi thân thể và tinh thần đã già mà cuộc sống ngày càng phức tạp.
Nếu bạn còn chưa đến 35, chúc mừng bạn, hãy mua bắt tay vào chuẩn bị đi, từ công việc đến gia đình, tự việc kiếm tiền đến tiết kiệm. Đừng đợi khi tuổi 35 đến rồi, bạn mới khóc và nói với tổi rằng, bạn vẫn còn là một đứa trẻ, cuộc sống tại sao lại đối xử tàn nhẫn với bạn như thế.