Startup khoá học online cho phụ huynh bị “chê” giá cao vô lý, cựu sinh viên FTU xinh đẹp khóc trên truyền hình khi bị các Shark dồn ép

07/06/2021 16:11 PM | Kinh doanh

Cố vớt vát nữ Founder xinh đẹp bằng cách liên tục hỏi "Cho anh một lý do để đầu tư vào em", Shark Việt không ngờ cái kết là Nguyễn Thùy Liên lại chọn về với team Shark Phú, chấp nhận thế chấp nhà nếu chẳng may thất bại.

Nguyễn Thùy Liên không phải cái tên quá xa lạ với báo giới. Liên từng được mời làm giám đốc kinh doanh của một công ty phần mềm tư nhân từ khi còn là sinh viên năm cuối của Đại học Ngoại thương. Tuy nhiên 8 tháng sau công ty này phá sản. Chia sẻ lý do khởi nghiệp, cô gái sinh năm 1987 tâm sự trên Zing là do tiếc công sức, tiếc uy tín mới xây dựng với khách hàng nên quyết định mở công ty của riêng mình để "thay công ty cũ hoàn thành hợp đồng và có hóa đơn trả khách".

Số má kinh doanh rất đẹp khi quy ra tỷ lệ %, nhưng tính số tuyệt đối chỉ có vài người, cô gái xinh đẹp định giá công ty triệu USD

Đến với Shark Tank Việt Nam, Liên muốn gọi vốn cho Self Hiil – một học viện khám phá bản thân trực tuyến dành cho người trưởng thành với giải pháp giáo dục "học để hạnh phúc và học trong hạnh phúc".

Khoe 50% khách mua khóa học 29,7 triệu đồng, nhưng tính số tuyệt đối chỉ có 6 người, cựu sinh viên FTU xinh đẹp khóc trên truyền hình khi bị các Shark dồn ép - Ảnh 1.

Khóa học có giá 29,7 triệu đồng cho gói 52 tuần, dành cho người lớn từ 18-40 tuổi, tập trung vào phân khúc phụ huynh có con từ 0-8 tuổi. Học viện được sáng lập với mong muốn "hỗ trợ phụ huynh để đạt được 2 mục tiêu: chính bản thân phụ huynh được hạnh phúc và có năng lực huấn luyện cho con thành người trưởng thành và hạnh phúc".

Sau 6 tháng hoạt động từ tháng 9/2020, Self Hiil đã "online hóa" chương trình, có 50% tổng số khách hàng đóng phí; trong 50% khách hàng đóng phí thì có 50% khách hàng sau khi học 1 khóa đã đăng ký hành trình 52 tuần; 38% khách hàng mới đến từ khách hàng cũ giới thiệu.

Nhà đồng sáng lập Nguyễn Thùy Liên cũng dự kiến đến năm thứ 5, Self Hiil có thể đạt được doanh thu lên đến 20 triệu USD/năm. Chị muốn kêu gọi 100.000 USD đổi lấy 10% cổ phần, tương đương định giá công ty 1 triệu USD.

"50% khách hàng trả phí, trong số các khách trả phí gói lẻ có 50% mua tiếp gói nguyên năm. Thực ra, chỉ chừng 5 - 7 người mua gói nguyên năm đúng không?", Shark Hưng chất vấn.

"Dạ 6 người", Liên trả lời.

3 Shark lắc đầu vì cấu trúc giá khóa học cao vô lý, Shark Phú bất ngờ rót luôn 100.000 USD

Khoe 50% khách mua khóa học 29,7 triệu đồng, nhưng tính số tuyệt đối chỉ có 6 người, cựu sinh viên FTU xinh đẹp khóc trên truyền hình khi bị các Shark dồn ép - Ảnh 2.

Vị cá mập CENGroup cho rằng dù đầu tư thêm 100.000 USD để phát triển công nghệ và thực hiện marketing, nếu với mức giá này, Self Hiil sẽ rất khó để tăng lên số lượng 600 người từ giờ đến cuối năm nếu không xem xét vấn đề về giá.

Shark Bình là vị cá mập đầu tiên rút lui vì "vẫn chưa thấy có nhu cầu để học sản phẩm của em, thậm chí chưa hiểu em dạy gì".

Đồng quan điểm, Shark Liên và Shark Hưng cũng lắc đầu không đầu tư. "Cái quan trọng nhất là bạn cần phải có một cộng đồng. Xây dựng cộng đồng, trao tặng giá trị. Đầu tiên bạn đã nghĩ đến chuyện kiếm tiền, giá trị mù mờ, cộng đồng nhỏ bé thì bạn sẽ thất bại", Shark Hưng nói.

Chỉ còn 2 vị cá mập lão luyện, Shark Việt hỏi thêm Thùy Liên cho Shark một lý do để đầu tư. Lúc này, Liên giải thích dù thu giá cao nhưng vẫn phân bổ lại cho các thành phần khác trong cộng đồng vì rất quan tâm đến đối tượng giáo viên mầm non và nhân viên y tế. Rất nhiều lý do Liên đưa ra vị cá mập Intracom đều không thấy thuyết phục và tiếp tục hỏi "Cho anh một lý do để đầu tư vào em".

Shark Hưng đề nghị startup hãy "dốc hết cả tâm can" để trình bày một lần nữa vì đây có thể là cơ hội cuối cùng tại Shark Tank. Lúc này, Thùy Liên bật khóc tâm sự, chị nhận thấy mình là một người tâm huyết với ngành giáo dục và 10 năm nay làm việc không hưởng lương, nhưng vẫn không từ bỏ. Và khi làm startup này, chị đã làm với tấm lòng của một người mẹ.

Thùy Liên cũng tiết lộ, mình chuẩn bị…bán nhà để góp tiếp làm startup này, tổng chi phí hiện có của startup đạt khoảng 100.000 USD và sẽ chuẩn bị cho vòng gọi vốn 500.000 USD tiếp theo. Tuy nhiên, Shark Việt cho rằng, chỉ cần chứng minh được hiệu quả thì sẽ không cần nghĩ đến vốn. Vì vậy, Shark Việt đưa ra đề nghị 100.000 USD cho 50% cổ phần.

Sau Shark Việt, Shark Phú cũng đồng ý đầu tư với điều kiện cần cam kết cải tiến sản phẩm dịch vụ, chứng minh năng lực hoàn vốn, đồng thời Shark Phú sẽ làm "chuột bạch" thử trải nghiệm sản phẩm này. Nếu Shark không hài lòng, nghĩa là chương trình không đạt chất lượng và Shark sẽ lấy lại khoản đầu tư. Offer của Shark Phú là 100.000 USD cho 10% cổ phần, đúng số tiền và tỷ lệ cổ phần startup mong muốn.

Liên nhận lời với offer của Shark Phú, đồng thời cam kết sẽ thế chấp nhà để hoàn vốn cho Shark nếu chẳng may thất bại.

"Startup đã bỏ Shark Việt lại với bàng hoàng", Shark Bình bông đùa.

Khoe 50% khách mua khóa học 29,7 triệu đồng, nhưng tính số tuyệt đối chỉ có 6 người, cựu sinh viên FTU xinh đẹp khóc trên truyền hình khi bị các Shark dồn ép - Ảnh 3.

Bình An

Cùng chuyên mục
XEM