'Văn hóa' hút thuốc lá của người Việt
Rất nhiều người đã bắt đầu phản đối hút thuốc ở Việt Nam, một trong những quốc gia tiêu thụ thuốc lá nhiều nhất hành tinh.
Ở một quán café ven đường trong mê cung phố cổ Hà Nội, một nhóm đàn ông trung niên đang ngồi uống bia hơi, tán gẫu, và hút thuốc từ một cái ống tre khá là to. Họ chợt để ý thấy người khách du lịch ngoại quốc bàn kế bên đang gọi bia, và một trong số đó đã mới anh ta nhập hội bằng thứ tiếng Anh bập bõm của mình.
“Anh có hút thuốc chứ, anh bạn?” ông ta hỏi, tay chỉ vào cái điếu. “Thứ thuốc này tốt lắm, mạnh nữa. Nó cũng sẽ khiến anh khỏe mạnh ra đấy”. Vị khách du lịch nhẹ nhàng từ chối.
”Nhưng anh bạn đang ở Việt Nam đấy”, người đàn ông cố thuyết phục, nở một nụ cười tươi để lộ bộ răng đã ố vàng. “Đàn ông ở đây là phải hút thuốc”.
Hút thuốc đã trở thành văn hóa?
Ở Việt Nam, việc tiêu thụ thuốc lá đã có từ rất lâu: từ việc nhai lá thuốc truyền thống, cho tới sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp thuốc lá vào cuối thế kỉ 20, và gần đây là thú vui hút shisha. Với 15 triệu người hút, Việt Nam trở thành 1 trong 15 quốc gia tiêu thụ thuốc lá nhiều nhất thế giới.
Mùi thuốc luôn vảng vất ở hầu khắp các quán café, bar, hay nhà hàng ở đất nước này. Loại thuốc chứa hàm lượng hắc ín cao này dường như là người bạn đồng hành tuyệt vời của café và bia hơi, đặc biệt đối với đàn ông Việt, trong đó có 47,4% là người hút thuốc, theo điều tra toàn cầu về việc tiêu thụ thuốc lá ở người lớn của tổ chức WHO 2010.
Thói quen này được cho là thú vị, mang tính xã hội, và đã quá quen thuộc với lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Người tiêu dùng ở Việt Nam chi 1 tỷ USD mỗi năm cho thuốc lá. Với những công ty thuốc lá nội địa và các đối tác xuyên quốc gia của họ, tình hình này không thể tốt hơn. Còn với những người vận động vì sức khỏe, tình hình này lại không thể tệ hơn nữa.
Ảnh hưởng của việc hút thuốc tới sức khỏe của quốc gia này mới nổi lên vài năm gần đây, và những con số thống kê này rất đáng kinh ngạc.Tổ chức Y tế Thế giới WHO nói rằng, hút thuốc lá giết chết 40.000 người mỗi năm ở đất nước này, trở thành một trong số những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Trong đó phần đông lại là những người không hút thuốc, với con số khoảng 33 triệu người Việt Nam hít phải khói thuốc một cách bị động ở nhà.
Thứ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Xuân ước tính số tiền chi trả cho việc chữa trị ung thư phổi và các bệnh liên quan đến thuốc lá khác lên đến khoảng 110 triệu USD. Đối với một quốc gia phụ thuộc rất nhiều đến sự phát triển - Việt Nam nằm trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, mặc dù phải trải qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đó quả là tổn thất lớn.
Vậy họ đã làm gì để giải quyết vấn đề này?
Hơn một năm trước, luật phòng, chống tác hại của thuốc lá đã được ủng hộ bởi phần đông hội đồng lập pháp quốc gia và cũng đã được tuyên truyền rộng rãi trong truyền thông cả nước. Những nhà lãnh đạo của Việt Nam, trước đấy còn khá e dè về vấn đề này, cuối cùng đã kiên quyết hành động.
Luật này cấm hút thuốc ở một số nơi quy định, bán thuốc cho trẻ em, và quảng cáo thuốc.
Nhưng thật không may, chỉ cần dạo qua một chút khu Phố cổ, ta có thể thấy chỉ có một ít người thực sự tuân thủ luật lệ này. Khói thuốc dày đặc ở các quán bar có chiếu World Cup, với hàng trăm cổ động viên bật lửa tanh tách và khói cũng giăng đầy màn hình. Có rất ít khu hút thuốc riêng trong những nơi như thế này, bất chấp yêu cầu của luật pháp.
Trong mọi trường hợp, người chủ có vẻ như không quan tâm đến sự vi phạm pháp luật này. "Nói thật thì mấy cái luật hút thuốc này chẳng có hiệu lực đâu. Tôi nghĩ cảnh sát cũng có thái độ kiểu ”không sao” và cố tình làm ngơ thôi”. Nhiều quán bar khác thậm chí còn không biết tới luật này.
Vì sự thiếu hiểu biết này vẫn tồn tại mặc dù có giới truyền thông cùng với sự thông qua của điều luật, nên nó đã dấy lên hàng loạt các chiến dịch để đảm bảo thông điệp về tác hại của thuốc lá không bị làm ngơ.
Internet được sử dụng để truyền tải thông điệp tới những người dân Việt Nam, những người mà dành trung bình 2,4 giờ/ ngày trên mạng internet.
Mời xem tiếp phần 2:
>> 'Văn hóa' hút thuốc lá của người Việt ( Phần 2 )
“Anh có hút thuốc chứ, anh bạn?” ông ta hỏi, tay chỉ vào cái điếu. “Thứ thuốc này tốt lắm, mạnh nữa. Nó cũng sẽ khiến anh khỏe mạnh ra đấy”. Vị khách du lịch nhẹ nhàng từ chối.
”Nhưng anh bạn đang ở Việt Nam đấy”, người đàn ông cố thuyết phục, nở một nụ cười tươi để lộ bộ răng đã ố vàng. “Đàn ông ở đây là phải hút thuốc”.
Hút thuốc đã trở thành văn hóa?
Ở Việt Nam, việc tiêu thụ thuốc lá đã có từ rất lâu: từ việc nhai lá thuốc truyền thống, cho tới sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp thuốc lá vào cuối thế kỉ 20, và gần đây là thú vui hút shisha. Với 15 triệu người hút, Việt Nam trở thành 1 trong 15 quốc gia tiêu thụ thuốc lá nhiều nhất thế giới.
Hình ảnh dễ dàng thấy được trên các được phố tại Việt Nam (Hình minh họa)
Mùi thuốc luôn vảng vất ở hầu khắp các quán café, bar, hay nhà hàng ở đất nước này. Loại thuốc chứa hàm lượng hắc ín cao này dường như là người bạn đồng hành tuyệt vời của café và bia hơi, đặc biệt đối với đàn ông Việt, trong đó có 47,4% là người hút thuốc, theo điều tra toàn cầu về việc tiêu thụ thuốc lá ở người lớn của tổ chức WHO 2010.
Thói quen này được cho là thú vị, mang tính xã hội, và đã quá quen thuộc với lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Thuốc phiện là lối "giải trí" của dân khá giả thời xưa
Người tiêu dùng ở Việt Nam chi 1 tỷ USD mỗi năm cho thuốc lá. Với những công ty thuốc lá nội địa và các đối tác xuyên quốc gia của họ, tình hình này không thể tốt hơn. Còn với những người vận động vì sức khỏe, tình hình này lại không thể tệ hơn nữa.
Ảnh hưởng của việc hút thuốc tới sức khỏe của quốc gia này mới nổi lên vài năm gần đây, và những con số thống kê này rất đáng kinh ngạc.Tổ chức Y tế Thế giới WHO nói rằng, hút thuốc lá giết chết 40.000 người mỗi năm ở đất nước này, trở thành một trong số những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Trong đó phần đông lại là những người không hút thuốc, với con số khoảng 33 triệu người Việt Nam hít phải khói thuốc một cách bị động ở nhà.
Thứ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Xuân ước tính số tiền chi trả cho việc chữa trị ung thư phổi và các bệnh liên quan đến thuốc lá khác lên đến khoảng 110 triệu USD. Đối với một quốc gia phụ thuộc rất nhiều đến sự phát triển - Việt Nam nằm trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, mặc dù phải trải qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đó quả là tổn thất lớn.
Vậy họ đã làm gì để giải quyết vấn đề này?
Hơn một năm trước, luật phòng, chống tác hại của thuốc lá đã được ủng hộ bởi phần đông hội đồng lập pháp quốc gia và cũng đã được tuyên truyền rộng rãi trong truyền thông cả nước. Những nhà lãnh đạo của Việt Nam, trước đấy còn khá e dè về vấn đề này, cuối cùng đã kiên quyết hành động.
Luật này cấm hút thuốc ở một số nơi quy định, bán thuốc cho trẻ em, và quảng cáo thuốc.
Nhưng thật không may, chỉ cần dạo qua một chút khu Phố cổ, ta có thể thấy chỉ có một ít người thực sự tuân thủ luật lệ này. Khói thuốc dày đặc ở các quán bar có chiếu World Cup, với hàng trăm cổ động viên bật lửa tanh tách và khói cũng giăng đầy màn hình. Có rất ít khu hút thuốc riêng trong những nơi như thế này, bất chấp yêu cầu của luật pháp.
Hút thuốc bất chấp lệnh cấm (Hình minh họa)
Trong mọi trường hợp, người chủ có vẻ như không quan tâm đến sự vi phạm pháp luật này. "Nói thật thì mấy cái luật hút thuốc này chẳng có hiệu lực đâu. Tôi nghĩ cảnh sát cũng có thái độ kiểu ”không sao” và cố tình làm ngơ thôi”. Nhiều quán bar khác thậm chí còn không biết tới luật này.
Vì sự thiếu hiểu biết này vẫn tồn tại mặc dù có giới truyền thông cùng với sự thông qua của điều luật, nên nó đã dấy lên hàng loạt các chiến dịch để đảm bảo thông điệp về tác hại của thuốc lá không bị làm ngơ.
Internet được sử dụng để truyền tải thông điệp tới những người dân Việt Nam, những người mà dành trung bình 2,4 giờ/ ngày trên mạng internet.
Mời xem tiếp phần 2:
>> 'Văn hóa' hút thuốc lá của người Việt ( Phần 2 )
Vương Nguyên
Theo Trí Thức Trẻ
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!
http://ttvn.toquoc.vn/search.htm?keyword=%27V%C4%83n+h%C3%B3a%27+h%C3%BAt+thu%E1%BB%91c+l%C3%A1+c%E1%BB%A7a+ng%C6%B0%E1%BB%9Di+Vi%E1%BB%87t