Tiền bạc không mua được hạnh phúc?

19/08/2014 10:34 AM | Sống

Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói: “Biết hài lòng với những thứ ta có thì tốt hơn có được thứ ta muốn”

Người ta thường nói rằng, tiền bạc không thể mua được hạnh phúc…

Chúng ta hẳn đều quen thuộc với câu nói “hãy tiêu tiền vào những trải nghiệm, chứ đừng hoang phí vào vật chất“.

Và phần lớn mọi người đều cho rằng đó là một lời khuyên hữu ích. Nếu biết chi tiền cho những trải nghiệm trong cuộc sống sẽ mang lại hạnh phúc về lâu dài thay vì chi tiền cho “các đồ đạc linh tinh”.

Dành dụm tiền cho một chuyến du lịch nước ngoài, chứa đựng nhiều trải nghiệm mới và những bài học cuộc sống , chắc chắn sẽ là một sự đầu tư tốt hơn là vung tiền cho một đôi giày hàng hiệu mới.

Mặc dù phải chi cùng số tiền, nhưng một buổi tối hò hẹn với đám bạn sẽ đem lại nhiều câu chuyện và kỷ niệm hơn chiếc váy mà bạn mới mua để dành riêng cho sự kiện nào đó (mà thường bạn sẽ chỉ mặc có 2 lần).

Vì sao vậy?

Những trải nghiệm,  dù là dành cho chúng ta hay người khác,đều mang hướng thỏa mãn nhu cầu của cá nhân. Những thú vui ta theo đuổi như viết lách, hội họa hay âm nhạc đều cho phép ta bộc lộ cá tính, khiến ta cảm thấy độc lập và tự chủ. Thành thạo một kỹ năng mới khiến ta cảm thấy bản thân trở nên hữu ích hơn.

“Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những trải nghiệm sẽ mang lại nhiều hạnh phúc hơn vật chất”, Elizabeth Dunn và Michael Norton , 2 tác giả của cuốn Happy Money: The Science of Smarter Spending, cho biết.

“Những trải nghiệm mang chúng ta đến gần mọi người hơn, trong khi những thứ vật chất thì thường chỉ có cá nhân hưởng thụ”.

Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói:“Biết hài lòng với những thứ ta có thì tốt hơn có được thứ ta muốn”(It is better to want what we have than to have what we want).

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được đăng tải trên trang Journal of ConsumerPsychology lại cho thấy, một vài đồ đạc vật chất sẽ thực sự mang lại ảnh hưởng tích cực tới hạnh phúc của chúng ta.

Hạnh phúc đến từ hành động của chúng ta

Theo lời 2 nhà tâm lý học Darwin A. Guevarra và Ryan T. Howell, nếu phân chia những thứ vật chất về một nhóm và những trải nghiệm về một nhóm thì thật sai lầm, vì ta đã quên mất một nhóm khác có tên “những sản phẩm có tính trải nghiệm”,những đồ vật ta mua để có được các trải nghiệm.

“Các thiết bị điện tử, nhạc cụ, vật dụng thể thao v.v… khó có thể xếp vào nhóm đồ đạc vật chất, hoặc trải nhiệm cuộc sống, bởi vì chúng thuộc về cả 2 nhóm”, Guevarra và Howell giải thích.

Như Rebecca J. Rosen đã chỉ ra trong The Atlantic, thật thừa thãi khi cố lập nên một nhóm thứ 3, nhưng làm như vậy có thể giúp chúng ta trở thành những người chi tiêu có trách nhiệm, chưa kể đến là hạnh phúc hơn.

Nghiên cứu mới này còn có giá trị hơn khi ta chợt nhận ra rằng mọi người đang bắt đầu dằn vặt để đưa ra quyết định đúng trong chi tiêu, mặc dù ai nấy đều biết những trải nghiệm thì đáng tiền hơn vật chất.

Và như Arthur C. Brooks mới viết trong tờ The New York Times, nếu hạnh phúc thực sự là mục tiêu của chúng ta, thì sự quan tâm chính là chìa khóa. Hãy tỉnh táo đưa ra quyết định chối từ vật chất và thay vào đó là tập trung vào tình yêu và những người xung quanh.

Trở lại với Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Hạnh phúc không phải là thứ sẵn có. Nó đến từ những hành động của chúng ta”.

>> Đặt ra kỳ vọng thấp là chìa khoá của hạnh phúc

Anh Thu

anhnt

Cùng chuyên mục
XEM