Thích nghi với những thói quen giúp cân bằng Cuộc sống – Công việc

23/10/2015 07:41 AM | Sống

Trở thành doanh nhân hay lãnh đạo thành công trong kinh doanh đòi hỏi rất nhiều công sức. Không có ngõ tắt nào cho việc đó. Nhưng không có nghĩa là bạn cứ chúi mũi vào công việc mà quên mất các khía cạnh khác.

Trở thành doanh nhân hay lãnh đạo thành công trong kinh doanh đòi hỏi rất nhiều công sức. Không có ngõ tắt nào cho việc đó. May thay, nhiều người có thể tìm rất nhiều sự đủ đầy trong công việc của họ - cho dù điều đó đến từ những khách hàng họ phục vụ hay những người đồng nghiệp họ thích thú làm việc chung.

Tuy nhiên, câu châm ngôn “chỉ làm việc mà không chơi sẽ khiến bạn trở nên u mê” vẫn đúng. Thế nên, bạn cần cân bằng việc làm – cuộc sống. Sau đây là 12 thói quen bạn có thể dùng để tạo ra điều đó:

1. Hiểu “cân bằng” nghĩa là gì

Đứng thẳng lên với chân bạn dang rộng ra chút. Giờ, nghiêng người hẳn sang phải. Bạn còn đứng được không? Tôi hy vọng vậy! Bạn vẫn chưa mất đi cân bằng – ngay cả khi chân phải của bạn đang chịu nhiều áp lực hơn.

Điều này chỉ rằng “cân bằng” không có nghĩa là phải “thăng bằng”. Đôi khi, dù công việc hay cuộc sống cá nhân được chú trọng nhiều hơn, dựa vào những gì đang diễn ra thời điểm đó – và điều đó là ổn.

2. Bỏ qua nỗi sợ

Để phát triển một sự cân bằng vững chắc giữa công việc và cuộc sống, bạn phải trước tiên bỏ qua nỗi sợ điều đó, nếu bạn không làm việc, công ty của bạn sẽ thất bại. Khi bạn đã hoàn thành một ngày làm việc, hãy quên nó đi, nghỉ ngơi và thử lại vào ngày mai.

Bầu trời sẽ không đổ sụp xuống đầu bạn – ngay cả nếu như bạn vẫn chưa hoàn thành một số việc trong danh sách những việc cần làm của bạn.

3. Lên lịch những hoạt động cá nhân quan trọng

Những điều như tập thể dục, các tối hẹn hò với hôn thê và hơn thế có thể nhanh chóng bị phớt lờ nếu chúng không được lên lịch một cách có chủ đích. Hãy đánh dấu lịch của bạn cho những sự kiện cá nhân quan trọng, và bạn sẽ nhớ mà làm chúng. Nó có thể khó khăn để nhớ được những điều đó giữa một thời điểm làm việc căng thẳng, nhưng chúng cũng quan trọng không kém bất kì cuộc họp nào.

4. Đặt ra giới hạn

Nếu khách hàng hay đồng nghiệp nghĩ mọi thứ ổn khi gọi bạn vào 11 giờ tối nếu họ cần gì đó, họ sẽ làm vậy. Hãy đặt những giới hạn chắc chắn xung quanh khi nào bạn rảnh hoặc không rảnh. Làm vậy sẽ giúp bạn thư giãn khi bạn hết giờ làm việc và tránh kiệt sức, trong khi cũng giúp những người khác tránh những kỳ vọng không được đáp ứng.

Nếu trước đây bạn đã có một chính sách mở cửa tất cả các giờ trong ngày, việc chuyển sang một trạng thái sẵn sàng bị giới hạn hơn có thể gây thất vọng tới những người đã quen làm việc liên tục với bạn. Hãy thông báo họ về những thay đổi trong lịch của bạn theo một cách chuyên nghiệp và lặp lại sự giới hạn đó sẽ cải thiện khả năng của bạn để đáp ứng nhu cầu của họ hiệu quả hơn khi bạn đang làm việc.

5. Nghĩ kĩ về nơi bạn sống

Warren Buffett nói với các sinh viên MBA vài năm trước rằng lý do ông chọn sống ở Omaha – thay vì New York hay các thành phố khác gần trung tâm tài chính – là vì Omaha giúp ông duy trì một cuộc sống cân bằng hơn. Ngay cả khi bạn không thể chọn thành phố của mình, bạn có thể chọn hàng xóm của bạn. Hãy làm vậy và ghi nhớ sự cân bằng cuộc sống-công việc lý tưởng trong đầu.

6. Thoát khỏi công nghệ đi

Với điện thoại thông minh và gia tăng yêu cầu đối với người làm việc, chúng ta giờ đang sống trong một văn hóa “luôn sẵn sàng”. Tuy nhiên, bạn có quyền lực hơn với các thiết bị của mình. Hãy trở nên cứng rắn về việc tắt chúng đi (không chỉ để im lặng) và thoát khỏi công nghệ. Nó sẽ giúp bạn rất lớn bằng việc giữ cho bạn tập trung hơn trong những lúc làm việc.

7. Quản lý năng lượng của bạn, không phải thời gian của bạn

Mỗi người đều có chu kì năng lượng tự nhiên suốt ngày. Nếu bạn nghĩ kĩ về những chu kì của bạn, bạn sẽ có thể xác định những khoản thời gian khi bạn thường cảm thấy tập trung và hiệu quả hơn, cũng như những khoản thời gian bạn muốn lăn vào giường hơn là ngồi vào máy tính.

Thay vì cố gắng lên lịch mỗi phút của thời gian của bạn và đi qua chu kì năng lượng thấp của mình, hãy sắp xếp công việc của bạn theo năng lượng của mình. Hãy làm những công việc đòi hỏi ít năng lượng khi bạn đang trong trạng thái nghỉ, và công việc quan trọng hơn khi bạn cảm thấy sung sức.

8. Lên lịch thời gian du lịch.

Tôi biết rằng bạn rất bận và công việc của bạn đòi hỏi rất nhiều, nhưng nếu những tập đoàn lớn có thể thực hiện thời gian nghỉ dưỡng, thì bạn cũng có thể làm vậy. Nên nhớ, thời gian du lịch không cần phải kéo dài cả tuần (mặc dù nếu bạn có thể chi trả chi phí và thời gian nghỉ dưỡng, đó là một cách tuyệt vời để nạp lại năng lượng). Ngay cả một ngày ra khỏi văn phòng có thể đủ để cho bạn cảm thấy tập trung lại và thoải mái hơn.

Nếu bạn quá dấn thân vào công việc của mình và bạn cảm thấy bạn thật sự không thể rời đi, ngay cả trong 1 ngày, đó là lúc để học cách giao phó. Ngược với những gì bạn có thể tin tưởng, bạn không phải là người duy nhất có thể xử lý những công việc mà bạn hiện đang dành thời gian vào. Các thành viên trong nhóm của bạn sẽ cảm thấy được trao quyền nếu bạn cho họ những bổn phận mới, và cuối cùng bạn có thể thư giãn.

9. Tham gia vào những nhóm xã hội

Nếu bạn thấy rất khó để giao thiệp vì bạn luôn phải làm việc, hãy xem xét việc tham gia một nhóm xã hội. Bạn có thể tìm hiểu Meetup.com cho những nhóm ở trong khu vực của bạn, hay tham gia vào một đội thể thao không liên quan đến công việc hay một giải đấu bowling. Hãy tập trung vào những cơ hội này để gặp gỡ những người bạn mới.

10. Giao phó những công việc nhà cho người khác

Nếu bạn có khả năng và tiền bạc để làm vậy, hãy xem xét việc thuê người hay giao phó công việc nhà cửa. Ví dụ, một người quản gia đến nhà bạn 1 lần/tuần có thể giúp giải quyết những công việc dọn dẹp luôn chất đống, trong khi một dịch vụ cắt cỏ có thể tiết kiệm cho bạn hàng giờ mà nếu không có bạn sẽ phải cắt cỏ hay làm đẹp cảnh quan của bạn.

Bằng việc tìm kiếm và tận dụng những cơ hội như những điều này, bạn sẽ có thể dành thời gian cá nhân của mình với bạn bè và gia đình, thay vì phải làm việc nhà. Hoặc, nếu chồng/ vợ hay những đứa con lớn của bạn có thể giải quyết một số công việc này trong khi bạn làm việc, bạn có thể tận hưởng niềm vui cùng nhau.

11. Dùng lịch để làm nổi bật điểm nhấn

Bạn có một cuốn lịch, vậy hãy dùng nó. Hãy sắp xếp những thời gian bất khả xâm phạm cho những công việc quan trọng nhất của bạn. Nếu bạn làm việc trong một văn phòng, hãy bảo đảm những đồng nghiệp của bạn biết để không quấy rầy bạn trong khoảng thời gian này.

Đóng cửa ra vào văn phòng bạn, tắt chuông điện thoại và tắt email và thông báo tin nhắn đang liên tục làm gián đoạn công việc của bạn. Dùng những khoảng thời gian được sắp xếp cho công việc và dự án mà bạn tập trung vào nhất.

12. Giới hạn thời gian làm việc của bạn

Công việc không bao giờ kết thúc, và nếu bạn đang muốn hoàn tất mọi việc, bạn sẽ không bao giờ ngừng lại. Làm việc nhiều giờ không tốt cho bất kì ai cả - bạn, gia đình bạn hay đồng nghiệp của bạn. Sheryl Sandberg dành nhiều năm rời khỏi văn phòng lúc 5g30 để ăn tối với con của cô. Nếu cô ta có thể làm vậy, sao bạn không thể?

Cân bằng cuộc sống-công việc không phải là một hệ thống trong đó có công việc và cuộc sống của bạn dành chính xác những khoảng thời gian hay sự chú trọng bằng nhau. Đó là một cách để bảo đảm rằng cả những ưu tiên công việc và những ưu tiên cá nhân của bạn đều được đáp ứng.

Đôi khi điều đó có nghĩa là làm việc nhiều giờ hơn, và những khi khác nó có nghĩa là làm ít hơn. Trong cả 2 trường hợp, trong việc phát triển 12 thói quen được liệt kê ở trên, bạn sẽ ổn trên con đường phát triển và duy trì một sự cân bằng công việc-cuộc sống tuyệt hảo.

Mai Thanh

Cùng chuyên mục
XEM