Nhật Bản tưởng niệm 69 năm thảm họa Nagasaki
Lễ tưởng niệm năm nay có sự tham dự của các đại biểu từ 48 quốc gia và Liên minh châu Âu.
Thủ tướng nước này Shinzo Abe ngày 9/8 khẳng định Nhật Bản có trách nhiệm xúc tiến xây dựng ''một thế giới'' không có vũ khí hạt nhân với tư cách một quốc gia duy nhất phải trải qua và thấu hiểu sự bi thảm của vũ khí hạt nhân và Tokyo có nhiệm vụ phải tiếp tục ''tuyên truyền với thế giới và cho thế hệ sau'' về sự tàn khốc của bom hạt nhân.
Thủ tướng Shinzo Abe đã đưa ra tuyên bố trên trong bài diễn văn tại lễ tưởng niệm 69 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki.
Ông tái khẳng định cam kết trước đó ba ngày là sẽ ''nỗ lực bằng mọi cách để hướng tới việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và thực thi nền hoà bình vĩnh cửu cho thế giới'' và tổ chức một cuộc hội thảo vào năm tới về Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân.
Tại buổi lễ, Thị trưởng thành phố Nagasaki Tomihisa Taue đã kêu gọi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và các nước có ''chiếc ô'' hạt nhân cần thiết lập một diễn đàn thảo luận với các nước khác nhằm tìm cách cấm sở hữu vũ khí hạt nhân một cách bất hợp pháp và đối với Chính phủ Nhật Bản ''nước thấu hiểu nhất sự vô nhân đạo của vũ khí hạt nhân'' cần có sáng kiến với những nỗ lực như vậy.
Thị trưởng Nagasaki bày tỏ sự ủng hộ đối với những khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm hoạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Ông khẳng định Nagasaki sẽ tiếp tục ủng hộ cho Fukushima với hy vọng khu vực này sẽ sớm phục hồi một cách toàn diện.
Hàng nghìn người tham dự buổi lễ đã dành một phút mặc niệm vào hồi 11 giờ 2 phút sáng – thời điểm quả bom thứ hai có tên ''Fat Man'' nổ ở độ cao 500m trên bầu trời thành phố Nagasaki vào ngày 9/8/1945, 3 ngày sau vụ ném bom ở Hiroshima.
Tính đến cuối năm 1945, vụ ném bom xuống Nagasaki đã làm khoảng 74.000 người thiệt mạng.
Sáu ngày sau vụ ném bom ở Nagasaki, Nhật Bản đã đầu hàng quân đồng minh, chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai.
Lễ tưởng niệm năm nay có sự tham dự của các đại biểu từ 48 quốc gia và Liên minh châu Âu.
Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Caroline Kennedy cũng tham dự buổi lễ sau khi đã dự lễ tưởng niệm ở Hiroshima ngày 6/8.
>> Trong 3 năm, các ngân hàng lớn đầu tư gần 314 tỷ USD vào vũ khí hạt nhân
Thủ tướng Shinzo Abe đã đưa ra tuyên bố trên trong bài diễn văn tại lễ tưởng niệm 69 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki.
Ông tái khẳng định cam kết trước đó ba ngày là sẽ ''nỗ lực bằng mọi cách để hướng tới việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và thực thi nền hoà bình vĩnh cửu cho thế giới'' và tổ chức một cuộc hội thảo vào năm tới về Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân.
Tại buổi lễ, Thị trưởng thành phố Nagasaki Tomihisa Taue đã kêu gọi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và các nước có ''chiếc ô'' hạt nhân cần thiết lập một diễn đàn thảo luận với các nước khác nhằm tìm cách cấm sở hữu vũ khí hạt nhân một cách bất hợp pháp và đối với Chính phủ Nhật Bản ''nước thấu hiểu nhất sự vô nhân đạo của vũ khí hạt nhân'' cần có sáng kiến với những nỗ lực như vậy.
Thị trưởng Nagasaki bày tỏ sự ủng hộ đối với những khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm hoạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Ông khẳng định Nagasaki sẽ tiếp tục ủng hộ cho Fukushima với hy vọng khu vực này sẽ sớm phục hồi một cách toàn diện.
Hàng nghìn người tham dự buổi lễ đã dành một phút mặc niệm vào hồi 11 giờ 2 phút sáng – thời điểm quả bom thứ hai có tên ''Fat Man'' nổ ở độ cao 500m trên bầu trời thành phố Nagasaki vào ngày 9/8/1945, 3 ngày sau vụ ném bom ở Hiroshima.
Tính đến cuối năm 1945, vụ ném bom xuống Nagasaki đã làm khoảng 74.000 người thiệt mạng.
Sáu ngày sau vụ ném bom ở Nagasaki, Nhật Bản đã đầu hàng quân đồng minh, chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai.
Lễ tưởng niệm năm nay có sự tham dự của các đại biểu từ 48 quốc gia và Liên minh châu Âu.
Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Caroline Kennedy cũng tham dự buổi lễ sau khi đã dự lễ tưởng niệm ở Hiroshima ngày 6/8.
>> Trong 3 năm, các ngân hàng lớn đầu tư gần 314 tỷ USD vào vũ khí hạt nhân
Theo Theo Vietnam+
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!