Nhạc tử tế chỉ dành cho… người giàu?
Tháng 8 nở rộ những show diễn lớn được người yêu nhạc VN đón chờ. Đỉnh điểm là đêm duy nhất của “ông hoàng piano” Richard Clayderman tại Hà Nội.
Trước đó là 2 liveshow của Khánh Ly ở Hà Nội và Đà Nẵng, chương trình Toyota Concert Tour 2014 từ ngày 1-8.8, liveshow của Uyên Linh... Ngoài Toyota Concert Tour 2014 dùng toàn bộ tiền bán vé gây quỹ học bổng, điểm chung của những chương trình này là giá vé ngất ngưởng. Mỗi tấm vé VIP tương đương một tháng thu nhập của người lao động.
Ai bỏ 6 triệu đồng mua 1 vé nghe Clayderman?
Trong làn sóng nhạc pop, đặc biệt là trào lưu sùng bái K-pop của giới trẻ thì sự xuất hiện của Richard Clayderman mang đến những giá trị khác lạ, điển hình cho âm nhạc hàn lâm không thường xuyên xuất hiện tại những sân khấu ca nhạc ở VN.
Hiện, Clayderman là người nắm giữ những kỷ lục về lượng tiêu thụ đĩa nhạc trên quy mô toàn cầu, trên 90 triệu CD, trong đó có tới 267 đĩa vàng, 70 đĩa bạch kim. Khi đến VN, “ông hoàng” piano lập tức có thêm một kỷ lục nữa: Giá vé cao kỷ lục, 6 triệu đồng/vé.
Thiết kế khá đặc biệt của Trung tâm Hội nghị Quốc gia - nơi diễn ra đêm nhạc Richard Clayderman ngày 23.8 - sẽ tạo ra khoảng 1.000 chỗ ngồi đặc biệt (trong số hơn 3.000 chỗ), được gọi là loại 1, hay vé VIP. Với giá kỷ lục như vậy, liệu đêm nhạc có vắng khách?
Câu trả lời là không. Trước khi sự kiện diễn ra 1 tháng, BTC đã hồ hởi thông báo đã có ít nhất 1.000 vé được bán. Theo một thành viên BTC: “Giá từ 600.000 tới 6 triệu đồng/vé là mức giảm tối đa”.
Nếu so với giá vé trong các liveshow của Clayderman ở Trung Quốc, Thái Lan thì giá vé VIP ở VN là tương đương. Mức vé cao nhất nghe Clayderman ở Bắc Kinh dịp Noel năm ngoái là 2.013 NDT (tương đương 330 USD), còn vé VIP của nghệ sĩ này tại Thái Lan là 7.000 baht - tương đương 220 USD (5 triệu đồng). Điều khác biệt là, các chương trình của Clayderman thường dài 3 giờ, nhưng ở VN chỉ có 90 phút.
Cao so với thu nhập trung bình, nhưng…
BTC không tiết lộ cát-xê của Richard Clayderman, nhưng có vẻ như, dù giá khủng, cũng khó bù đắp được chi phí cho một nghệ sĩ lớn như Clayderman, nhất là điều kiện ở phòng Tổng thống tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi giá 3.000USD/đêm. Vì vậy, người ta thấy xuất hiện một nhà tài trợ: VP Bank.
Nếu đặt giá vé VIP của đêm nhạc Richard Clayderman so với mức sống trung bình người dân thì có vẻ như là quá cao. Nhưng nếu đặt trong các sự kiện tương tự thì giá vé nghe - xem Clayderman là chấp nhận được.
Cũng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ngày 2.8 tới đây, ca sĩ Khánh Ly làm liveshow thứ 2 trong năm (lần đầu ở tháng 5.2014). Vẫn với mức giá vé cũ: Thấp nhất 900.000 đồng, cao nhất 3,5 triệu đồng.
Với liveshow thứ hai này, BTC hoàn toàn kỳ vọng vào khả năng lấp đầy khán phòng để thu về hơn 6,3 tỉ đồng tiền vé. Bởi lẽ, ở liveshow đầu tiên của Khánh Ly, vé chợ đen trước giờ diễn được đẩy lên mức... 12 triệu đồng/cặp.
Với Khánh Ly, giá vé VIP 3,5 triệu đồng cũng không hẳn cao, bởi là giá chung của các show ca nhạc hiện nay. Năm 2012, Bằng Kiều lập kỷ lục khi đưa ra mức giá ghế VIP là 4 triệu đồng. Hiện, các ca sĩ có chút “số má” là sẵn sàng đẩy giá vé VIP lên mức 2,5 triệu đồng. Uyên Linh với liveshow ngày 20.8 tại Cung VHLĐHN Việt - Xô (Hà Nội) đưa mức vé cao nhất 2,5 triệu đồng. Trọng Tấn, Tấn Minh làm liveshow cũng đặt mức vé từ 500.000 đồng đến 2,5 triệu đồng.
Nhưng ở nhiều chương trình, giá vé VIP đưa ra để cho... sang và thường thuộc về nhà tài trợ. Còn vé tầm trung lại là loại dễ bán nhất và được đưa ra thị trường.
Để người nghèo cũng có…quà
Đặt vấn đề giá vé sang một bên. Sự xuất hiện của Richard Clayderman và 2 liveshow liên tiếp của Khánh Ly trong tháng 8 rõ ràng mang nét tích cực, hướng khán giả tới những sản phẩm âm nhạc cao cấp, với những tên tuổi lớn, thay vì chạy theo trào lưu thị hiếu rẻ tiền.
Những chương trình trên, dù giá vé cao, nhưng luôn đứng trước nguy cơ “cháy vé” chứng tỏ nhu cầu về những chương trình chất lượng cao của người nghe - người xem VN rất lớn.
Vấn đề là làm sao để tầng lớp bình dân dễ tiếp cận hơn với dòng âm nhạc này. Cũng đã có rất nhiều nỗ lực trong việc để người dân tiếp cận nghệ thuật âm nhạc đỉnh cao với mức vé vừa phải.
Toyota Concert Tour - chương trình hòa nhạc hàng năm do Toyota và Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam tổ chức - năm nay là năm thứ 17 được thực hiện và Toyota Concert Tour 2014 sẽ diễn ra tại Hà Nội, TPHCM và Buôn Ma Thuột (từ 1-8.8), có sự tham gia của nhạc trưởng tài ba người Nhật Bản Honna Tetsuji, NSƯT cello Trần Thị Mơ...
Nhạc mục biểu diễn được chọn từ các tác phẩm kinh điển của Glinka, Elgar và Tchaikovsky cũng như các tác phẩm âm nhạc hiện đại của Leroy Anderson. Đặc biệt là sự xuất hiện của Tùng Dương với “Trường ca Sông Lô”, “Chiếc khăn Piêu”, “Bài ca hy vọng” hay “Người lái đò trên sông Pô Kô”. Mức vé của Toyota Concert Tour 2014 cũng “vừa phải” - từ 300.000 đến 700.000 đồng/vé (riêng chương trình ở Ban Mê Thuột miễn phí). Đặc biệt, BTC dành riêng mức 150.000 đồng/vé cho đối tượng học sinh, sinh viên.
Đó cũng là cách để nhạc tử tế không chỉ dành cho người giàu...
>> Định nghĩa về người giàu kiểu Mỹ
Ai bỏ 6 triệu đồng mua 1 vé nghe Clayderman?
Trong làn sóng nhạc pop, đặc biệt là trào lưu sùng bái K-pop của giới trẻ thì sự xuất hiện của Richard Clayderman mang đến những giá trị khác lạ, điển hình cho âm nhạc hàn lâm không thường xuyên xuất hiện tại những sân khấu ca nhạc ở VN.
Hiện, Clayderman là người nắm giữ những kỷ lục về lượng tiêu thụ đĩa nhạc trên quy mô toàn cầu, trên 90 triệu CD, trong đó có tới 267 đĩa vàng, 70 đĩa bạch kim. Khi đến VN, “ông hoàng” piano lập tức có thêm một kỷ lục nữa: Giá vé cao kỷ lục, 6 triệu đồng/vé.
“Ông hoàng piano” Richard Clayderman |
Thiết kế khá đặc biệt của Trung tâm Hội nghị Quốc gia - nơi diễn ra đêm nhạc Richard Clayderman ngày 23.8 - sẽ tạo ra khoảng 1.000 chỗ ngồi đặc biệt (trong số hơn 3.000 chỗ), được gọi là loại 1, hay vé VIP. Với giá kỷ lục như vậy, liệu đêm nhạc có vắng khách?
Câu trả lời là không. Trước khi sự kiện diễn ra 1 tháng, BTC đã hồ hởi thông báo đã có ít nhất 1.000 vé được bán. Theo một thành viên BTC: “Giá từ 600.000 tới 6 triệu đồng/vé là mức giảm tối đa”.
Nếu so với giá vé trong các liveshow của Clayderman ở Trung Quốc, Thái Lan thì giá vé VIP ở VN là tương đương. Mức vé cao nhất nghe Clayderman ở Bắc Kinh dịp Noel năm ngoái là 2.013 NDT (tương đương 330 USD), còn vé VIP của nghệ sĩ này tại Thái Lan là 7.000 baht - tương đương 220 USD (5 triệu đồng). Điều khác biệt là, các chương trình của Clayderman thường dài 3 giờ, nhưng ở VN chỉ có 90 phút.
Cao so với thu nhập trung bình, nhưng…
BTC không tiết lộ cát-xê của Richard Clayderman, nhưng có vẻ như, dù giá khủng, cũng khó bù đắp được chi phí cho một nghệ sĩ lớn như Clayderman, nhất là điều kiện ở phòng Tổng thống tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi giá 3.000USD/đêm. Vì vậy, người ta thấy xuất hiện một nhà tài trợ: VP Bank.
Nếu đặt giá vé VIP của đêm nhạc Richard Clayderman so với mức sống trung bình người dân thì có vẻ như là quá cao. Nhưng nếu đặt trong các sự kiện tương tự thì giá vé nghe - xem Clayderman là chấp nhận được.
Những cuộc trình diễn ca nhạc đại chúng như thế này giá vé chỉ vài chục nghìn đồng. |
Cũng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ngày 2.8 tới đây, ca sĩ Khánh Ly làm liveshow thứ 2 trong năm (lần đầu ở tháng 5.2014). Vẫn với mức giá vé cũ: Thấp nhất 900.000 đồng, cao nhất 3,5 triệu đồng.
Với liveshow thứ hai này, BTC hoàn toàn kỳ vọng vào khả năng lấp đầy khán phòng để thu về hơn 6,3 tỉ đồng tiền vé. Bởi lẽ, ở liveshow đầu tiên của Khánh Ly, vé chợ đen trước giờ diễn được đẩy lên mức... 12 triệu đồng/cặp.
Với Khánh Ly, giá vé VIP 3,5 triệu đồng cũng không hẳn cao, bởi là giá chung của các show ca nhạc hiện nay. Năm 2012, Bằng Kiều lập kỷ lục khi đưa ra mức giá ghế VIP là 4 triệu đồng. Hiện, các ca sĩ có chút “số má” là sẵn sàng đẩy giá vé VIP lên mức 2,5 triệu đồng. Uyên Linh với liveshow ngày 20.8 tại Cung VHLĐHN Việt - Xô (Hà Nội) đưa mức vé cao nhất 2,5 triệu đồng. Trọng Tấn, Tấn Minh làm liveshow cũng đặt mức vé từ 500.000 đồng đến 2,5 triệu đồng.
Nhưng ở nhiều chương trình, giá vé VIP đưa ra để cho... sang và thường thuộc về nhà tài trợ. Còn vé tầm trung lại là loại dễ bán nhất và được đưa ra thị trường.
Để người nghèo cũng có…quà
Đặt vấn đề giá vé sang một bên. Sự xuất hiện của Richard Clayderman và 2 liveshow liên tiếp của Khánh Ly trong tháng 8 rõ ràng mang nét tích cực, hướng khán giả tới những sản phẩm âm nhạc cao cấp, với những tên tuổi lớn, thay vì chạy theo trào lưu thị hiếu rẻ tiền.
Những chương trình trên, dù giá vé cao, nhưng luôn đứng trước nguy cơ “cháy vé” chứng tỏ nhu cầu về những chương trình chất lượng cao của người nghe - người xem VN rất lớn.
Vấn đề là làm sao để tầng lớp bình dân dễ tiếp cận hơn với dòng âm nhạc này. Cũng đã có rất nhiều nỗ lực trong việc để người dân tiếp cận nghệ thuật âm nhạc đỉnh cao với mức vé vừa phải.
Toyota Concert Tour - chương trình hòa nhạc hàng năm do Toyota và Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam tổ chức - năm nay là năm thứ 17 được thực hiện và Toyota Concert Tour 2014 sẽ diễn ra tại Hà Nội, TPHCM và Buôn Ma Thuột (từ 1-8.8), có sự tham gia của nhạc trưởng tài ba người Nhật Bản Honna Tetsuji, NSƯT cello Trần Thị Mơ...
Nhạc mục biểu diễn được chọn từ các tác phẩm kinh điển của Glinka, Elgar và Tchaikovsky cũng như các tác phẩm âm nhạc hiện đại của Leroy Anderson. Đặc biệt là sự xuất hiện của Tùng Dương với “Trường ca Sông Lô”, “Chiếc khăn Piêu”, “Bài ca hy vọng” hay “Người lái đò trên sông Pô Kô”. Mức vé của Toyota Concert Tour 2014 cũng “vừa phải” - từ 300.000 đến 700.000 đồng/vé (riêng chương trình ở Ban Mê Thuột miễn phí). Đặc biệt, BTC dành riêng mức 150.000 đồng/vé cho đối tượng học sinh, sinh viên.
Đó cũng là cách để nhạc tử tế không chỉ dành cho người giàu...
>> Định nghĩa về người giàu kiểu Mỹ
Theo Khánh An
Theo Lao động
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!