Không chỉ học cực đỉnh, văn hóa hẹn hò của dân Harvard cũng dị không kém
Bạn có bao giờ tò mò về cách hẹn hò của những “siêu nhân” trường Harvard? Câu trả lời từ chính các sinh viên nơi đây chắc chắn sẽ khiến bạn phải "mắt tròn mắt dẹt".
Trả lời câu hỏi đó, một thành viên của Quora– cô sinh viên trường Đại học Harvard tên Yehong Zhu đã nhận được gần 2.000 lượt like từ các thành viên trong diễn đàn.
Theo cô, có một khuôn mẫu tại nơi đây là sinh viên hoặc độc thân hoặc đã kết hôn (ở đây là một mối quan hệ hôn nhân nghiêm túc), nhưng không ai hẹn hò thực sự cả.
1/5 số sinh viên tốt nghiệp Harvard chưa bao giờ hẹn hò khi còn đang học tập. Bên cạnh đa số những sinh viên FA, cũng không thiếu các cặp đôi hẹn hò nhau một cách “hợp pháp” trong khuôn viên đẹp như mơ của ngôi trường danh giá này.
Vậy, văn hóa hẹn hò nơi đây thực sự diễn ra như thế nào?
Quan điểm bất bình đẳng về giới
Đàn ông thường thích phụ nữ thông minh-về lí thuyết nhưng không phải trong cuộc sống thực tế.
Một đội các nhà nghiên cứu đã thực nghiệm bằng cách yêu cầu các sinh viên nam làm một bài kiểm tra về trí thông minh trước khi cho cậu ta gặp các cô gái- người cũng tham gia làm bài kiểm tra này.
Khi gặp gỡ các cô gái trên, cậu sinh viên nam có xu hướng “không muốn ngồi gần” cô bạn gái cao điểm hơn mình. Thậm chí cậu còn đánh giá các cô gái đó là kém hấp dẫn dù ban đầu đã cho rằng những cô gái thông minh cũng là những đối tác hẹn hò khá hấp dẫn.
Vai trò của giới tính đã đi qua một chặng đường dài, nhưng có lẽ những nhận thức lỗi thời về sự bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Khi mà các tiêu chuẩn của Xã hội vẫn nghiêng về cái mà người ta gọi là “x-men” cả về diện mạo lẫn trí thông minh, tham vọng và khả năng kiếm tiền.
Vậy nên mới có giai thoại rằng nam sinh Harvard ít bị cuốn hút bởi nữ sinh Harvard và ngược lại. Khi phụ nữ có học vấn cao và nhiều thành tựu xuất sắc, họ thường có xu hướng chọn cho mình đối tượng có tiêu chuẩn cao hơn.
“Các bạn bè của tôi vẫn đùa nhau là : Bọn con trai “đàn ông” đi đâu hết rồi nhỉ?”- Yehong Zhu chia sẻ.
Có lẽ, cả hai phía đều đang quan trọng hóa vấn đề, chứ xung quanh bạn không thiếu các chàng trai Harvard nam tính và hấp dẫn nếu bạn chịu nhận ra. Và các cô gái mặc đồng phục Harvard cũng đâu đến nỗi tệ nhỉ.
Văn hóa Hook-up
Thay vì mối quan hệ hẹn hò nghiêm túc là sự gia tăng của văn hóa “hook- up”- tạm dịch là mối quan hệ chóng vánh, buông thả, không hứa hẹn và nghiêng về tình dục.
Văn hóa hook-up được phát triển từ những quan niệm nghiêm ngặt từ xa xưa về quan hệ tình dục trước hôn nhân, từ hàng tháng ròng tán tỉnh đến nụ hôn đầu tiên, sau đó đến những cuộc vui say tiệc tùng quên bài vở trong ký túc xá…
Và cuối cùng tới thời của văn hóa hook-up ngày nay, là khi mà sau khi đã kết thúc cuộc tình một đêm rồi, các cô mới hoảng hồn sực nhớ và nhắn một cái tin vô cùng ngắn gọn vào lúc 3 giờ sáng : “ Netflix and chill?”. (từ lóng ám chỉ việc quan hệ tình dục)
Theo khảo sát Harvard Crimson’s 2015, gần một phần tư sinh viên Harvard “còn zin” trước khi ra trường. Mặc dù không có phân tích chính thức nào về số còn lại, song những đêm dài thức làm bài hoặc gục trên bàn học của sinh viên Harvard có vẻ phổ biến hơn nhiều so với những đêm dài “hook-up”.
Thời gian đâu mà hẹn hò
Có lẽ khó mà tìm được khoảng trống thời gian thừa nào trong lịch học tập hàng ngày của sinh viên Harvard: Nào là học trên lớp, xin thực tập, chạy từ câu lạc bộ này đến câu lạc bộ kia, tham dự các sự kiện xã hội, nạp calo, tập thể dục rèn luyện sức khỏe và “ngủ bù”…
Tác giả Ali Binazir của cuốn Tao of Dating đã nói: “Những chia sẻ của tôi được đúc kết từ những cuộc hò hẹn tại Harvard, khi tôi quan sát họ với vai trò của một người cố vấn, và trước hết tôi tự hóa mình thành một sinh viên”.
Theo ông, “hẹn hò ở Harvard chỉ tốt nhất là trong các hoạt động ngoại khóa”.
Chỉ đơn giản là họ không giỏi về “hẹn hò”
Các cô cậu sinh viên Harvard thường có xu hướng chỉ làm những việc họ giỏi và bỏ qua những thứ họ không giỏi.
Có người cho rằng, sinh viên Harvard dành nhiều thời gian cho đèn sách hơn là phát triển tính cách và do đó họ thiếu các kỹ năng về “hẹn hò” hay không giỏi về hẹn hò, họ ngại những câu trả lời không, những dòng tin nhắn hay tâm thư gửi đi mà không một lời hồi đáp.
Tuy nhiên theo Yehong Zhu , đó là kết quả của một “phương trình toán học” mà một vế bao gồm có rất nhiều phán xét từ mọi người, cộng với văn hóa hook-up, thiếu thời gian, thiếu trải nghiệm cùng với cái tôi hay tính tự cao quá lớn. Vế còn lại tất yếu sẽ là “chẳng có cuộc hẹn nào”.
Cô cũng chia sẻ thêm “Đa số sinh viên vào được Harvard đã phải nỗ lực rất nhiều, rất nghiêm túc. Song cũng chính sự tự cao vào bản thân đã trở thành rào chắn ngăn cản chúng tôi mở rộng con người và cuộc sống của mình với những người xung quanh. Theo quan điểm của tôi, giải pháp tốt nhất chính là hãy cởi mở và lạc quan”