Khám phá Moscow
Khi đã đặt chân lên thủ đô nước Nga, có những nơi bạn không thể không đến.
Quảng trường đỏ
Nơi đây đã từng là trái tim của Moscow trong suốt hơn 500 năm đầy biến động. Và những tòa nhà khổng lồ lại gợi đến một thời lịch sử với bao sự kiện của thành phố này. Tại đây, Ivan bạo chúa (Sa hoàng) đã từng ra lệnh xẻo thịt tù nhân. Nhưng cũng chính vị bạo chúa này là người cho xây dựng nhà thờ thánh Basil. Sau này, Lenin đã cho phá bỏ cổng Phục sinh và nhà thờ Kazan để mở đường cho cuộc diễu binh hoành tráng. Hiện nay, quảng trường này đã được khôi phục lại diện mạo của mình trước thời xô-viết.
Nhà thờ chính tòa thánh Basil
Với những tòa tháp được xây bằng gạch đỏ và mái tròn nhọn, nhà thờ tuyệt đẹp này có lẽ là công trình kiến trúc điển hình nhất của nước Nga. Sa hoàng đã ra lệnh cho xây dựng nó để ăn mừng chiến thắng ở Kazan vào năm 1552. Quần thể này lúc đầu gồm 8 nhà nguyện nhỏ, mỗi một nhà nguyện tượng trưng cho một chiến công trên đất Kazan. Sau này, nhà nguyện thứ 9 đã được xây thêm để che chắn cho mộ của Basil Thế Tôn, một nhà tu khổ hạnh mà nhà thờ được đặt theo tên Ngài.
Nhà thờ Đức Mẹ
Được xây dựng từ năm 1326, tuy nhiên sau đó nhà thờ này đã được kiến trúc sư người Ý Aristotle Fioravanti thiết kế lại theo phong cách Phục hưng. Trong hàng thế kỷ qua, nhà thờ này là nơi tổ chức những buổi lễ quan trọng nhất của đất nước, bao gồm cả lễ đăng quang năm 1547 của Sa hoàng, lễ nhậm chức và lễ mai táng các giáo chủ của Giáo hội chính thống. Nhà thờ Đức Mẹ vẫn giữ vai trò quan trọng của mình cho đến khi thủ đô được rời đến St. Petersburgh năm 1713. Nó đã từng bị đóng cửa vào năm 1918 dưới thời chủ nghĩa Cộng sản, nhưng đến năm 1990, các hoạt động tôn giáo lại được tiếp tục tại đây.
Bảo tàng nghệ thuật Pushkin
Bảo tàng này đã sưu tầm được hơn 500,000 tác phẩm nghệ thuật từ khi khánh thành vào năm 1912. Nơi đây lúc đầu từng được dự kiến để làm học viện nghệ thuật với những kiệt tá điêu khắc và một số di tích của người Ai Cập. Nhưng sau đó, các sự kiện chính trị đã khiến bộ sưu tập tại bảo tàng này vượt xa so với số lượng ban đầu. Nhờ có chính sách quốc hữu hóa dưới thời xô-viết, bảo tàng đã có được nhiều tác phẩm nghệ thuật mới. Con số này còn tiếp tục tăng lên khi chính phủ chuyển hàng nghìn tác phẩm từ St. Petersburgh đến đây.
Nhà hát Bolshoy
Được xây dựng vào năm 1776, sân khấu ca vũ kịch này là một trong những nhà hát lâu đời nhất trên thế giới. Ban đầu nó được đặt tại nhà hát Petrovsky. Tuy nhiên đến năm 1812, cuộc xâm lăng của Napoleon từ nước Pháp đã thiêu rụi hoàn toàn nhà hát này. Năm 1825, sân khấu Bolsoy được xây dựng nhưng lại gặp phải trận hỏa hoạn thứ hai vào năm 1853. Sau này, kiến trúc sư Albert Kavos đã phục hồi lại, nâng chiều cao và chọn kiểu trang trí hiện tại cho nhà hát này. Ngày nay, Bolsoy vẫn là một sân khấu opera và ballet đẳng cấp thế giới.
Phòng tranh Tretyakov
Bắt đầu mở cuộc triển lãm đầu tiên của mình vào năm 1856 với bộ sưu tập của thương gia Pavel Tretyakov, phòng tranh này được coi là nơi trưng bày nghệ thuật nước Nga lớn nhất thế giới với hơn 130,000 tác phẩm. Tretyakov đã tạo ra một không gian với đủ mọi thể loại nghệ thuật cho những người dân nước Nga. Bộ sưu tập của ông bắt đầu từ những biểu tượng từ thời cổ đại và kết thúc với những tác phẩm đầy màu sắc trước Cách mạng.
Nhà ga tàu điện ngầm
Được mở cửa vào năm 1935 như là một phần kế hoạch của chính phủ để biến thành phố Moscow trở thành thủ phủ của chủ nghĩa Cộng sản, trạm tàu điện ngầm đầu tiên là hiện thân cho thành công của Liên Xô. Hàng nghìn người lao động và tình nguyện viên yêu nước đã ra sức đào đường hầm này mà ban đầu chỉ sử dụng các công cụ đơn giản như cuốc chim và xẻng. Ngày nay, vẫn giữ lại được lối trang trí như khi mới được hình thành, ga tàu điện ngầm là một bảo tàng về chủ nghĩa Cộng sản. Giờ đây, hệ thống tàu điện ngầm mỗi ngày đã chở được 7 triệu khách và hiện tại có 177 trạm dừng trên 12 đường ray.
Tu viện Novodevichy
Tu viện đẹp lộng lẫy được UNESCO xếp hạng này được xây dựng vào năm 1525 để ăn mừng chiến thắng của Đại hoàng từ Basil III khi tái chiếm được Smolensk năm 1514. Rất nhiều quý tộc đã đến đây nên nó được biết đến là tu viện của giới quý tộc. Tu viện được xây dựng theo phong cách Baroque với những chi tiết trang tri nghệ thuật. Năm 1812, tu viện đã bị Napoleon chiếm đóng, sau đó được dùng như một nhà tù nữ trước khi trở thành bảo tàng trưng bày trong thời kỳ xô-viết.
Lâu đài Kolomenskoe
Tọa lạc trên một khu đất ven sông, lâu đài này đã từng là nơi nghỉ mát ưa thích của Ivan bạo chúa và Sa hoàng Mikhail đệ nhất. Cả hai người này đều đã cho cải tiến công trình, nhưng chính Sa hoàng Alexei mới là người quyết định xây dựng cung điện Kremlin ở đây vào năm 1667. Cung điện này được làm bằng gỗ với 270 căn phòng tráng lệ. Sau khi vua Alexei qua đời, cung điện này cũng bị bỏ hoang và bị Catherine Đại đế phá hủy. Ngày nay, nơi này là một trongg những địa điểm thu hút người dân Moscow đến dã ngoại, trượt tuyết và tham dự các lễ hội trên nền móng cũ.
Theo Ngọc Minh
Theo Depplus
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!