Bill Gates: Liệu có thể sản xuất đủ thịt cho tất cả mọi người trên thế giới?

10/11/2015 20:19 PM | Sống

Thế giới càng giàu, lượng thịt tiêu thụ càng tăng; lượng thịt tiêu thụ càng tăng, mối đe dọa đến hành tinh ta càng lớn. Làm thế nào ta có thể cân bằng điều này?

Bài viết ghi lại nhận định của Bill Gates về khả năng thế giới liệu có thể cung cấp thịt đủ cho tất cả mọi người mà không tác động xấu đến biến đổi khí hậu. Theo xu hướng hiện nay thì điều này là khả thi.

Trong những năm cuối của tuổi 20 tôi ăn chay trong 1 năm. Vài người bạn của tôi kiên quyết không ăn thịt, và tôi muốn thử điều đó. Thêm vào đó tôi đi công tác bằng máy bay rất nhiều và thấy rằng các bữa ăn trên máy bay được làm từ cà chua và đậu ăn ngon hơn hẳn thịt bò. Dù gì thì cuối cùng, tôi không thể giữ thói quen đó, và rốt cuộc tôi lại trở lại con đường ăn thịt như bình thường.

Những năm sau, tôi nhận ra rằng từ bỏ thịt là một điều xa xỉ với mình. Ở nhiều nơi, khi con người kiếm được nhiều tiền hơn, họ muốn ăn nhiều thịt hơn. Tiêu thụ thịt bình quân đầu người của Brazil đã tăng 4 lần kể từ năm 1950. Trung Quốc thì gần gấp đôi so với những năm 1990. Mexico, Indonesia, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có mức tăng đáng kể.

Nhiều quốc gia khác chắc chắn cũng sẽ theo chiều hướng đó, và đó là một điều tốt. Thịt là một nguồn protein chất lượng cao cực kỳ tuyệt vời giúp trẻ em phát triển hoàn toàn về thể chất lẫn tinh thần. Thực tế một phần chiến lược sức khỏe của tổ chức chúng tôi bao gồm việc đem đến nhiều thịt, sản phẩm từ sữa và trứng hơn cho khẩu phần ăn của trẻ em ở châu Phi.

Nhưng cũng có một vấn đề. Việc nuôi động vật có thể gây tổn hại đến môi trường. Bạn phải cho chúng ăn nhiều calorie hơn so với mức bạn hấp thụ được khi ăn chúng. Việc đó còn đặc biệt khó khăn khi chúng ta biến phần lớn đất trồng lương thực cho người thành những cánh đồng để cho heo và bò ăn. Thêm vào đó việc phá rừng lấy đất trồng trọt cũng góp phần gây biến đổi khí hậu, cũng như tạo thêm khí thải nhà kính được sản sinh ra từ quá trình chăn nuôi.

Thế giới càng giàu, lượng thịt tiêu thụ càng tăng: lượng thịt tiêu thụ càng tăng, mối đe dọa đến hành tinh ta càng lớn. Làm thế nào ta có thể cân bằng điều này?

Tôi không thể nghĩ ra bất kì ai có kiến thức tốt hơn để diễn tả phân tích về vấn đề này hơn Vaclav Smil. Tôi đã viết rất nhiều lần trước đây về việc tôi hâm mộ những công việc của Smil ra sao. Khi ông viết về một sự việc, ông không chỉ nhìn vào 1 phần của nó. Ông nghiên cứu hết mọi góc độ.

Tuy tôi không đồng ý với tất cả những kết luận của ông, tôi luôn học được rất nhiều từ việc đọc các tác phẩm của ông.

Điều đó có đúng với cuốn sách của ông ‘Chúng ta có nên ăn thịt?’. Ông bắt đầu bằng việc cố định nghĩa thịt (nó không đáng tin cậy – bạn có tính kangaroo? dế?), sau đó ông khám phá vai trò của thịt trong quá trình tiến hóa của loài người, lượng tiêu thụ hàng năm của một số quốc gia (Mỹ dẫn đầu với khoảng 117kg thịt/ người/ năm), và những rủi ro về sức khỏe và môi trường.

Ông còn đề cập đến những câu hỏi đạo đức về việc nuôi động vật để giết mổ và bao hàm một số cách đơn giản để loại bỏ những sự tàn nhẫn không cần thiết trong giai đoạn làm thịt.

Như thường lệ, Smil cung cấp vài số liệu thống kê để kích thích sự tò mò trong suốt quá trình. ¼ của những vùng đất không đóng băng trên thế giới được dùng để chăn nuôi. Mỗi năm, một người Mỹ ăn thịt trung bình tạo được lượng máu đủ để lấp đầy lon soda. Và người Mỹ ăn rất nhiều pepperoni:

Một điều nữa Smil thích làm là đặt câu hỏi cho những quan điểm cố hữu. Ví dụ, bạn có thể đã đọc được rằng nuôi lấy thịt để làm thức ăn cần rất nhiều nước. Điều này đã được đề cập trong các bản tin hạn hán ở California.

Những ước tính rất đa dạng, nhưng sự thống nhất chính là giữa việc tắm cho động vật, dọn chuồng trại, và nuôi cây trồng để cho chúng ăn, nó tốn khoảng vài ngàn lít nước để sản xuất ra 1kg thịt bò không tính xương.

Nhưng Smil cho bạn thấy bức tranh phức tạp hơn như thế nào. Hóa ra không phải lượng nước nào cũng được dùng như nhau. Gần 90% của lượng nước cần để sản xuất chăn nuôi là nước sạch, được dùng để trồng cỏ và những thứ như vậy. Ở nhiều nơi, tất cả lượng nước trừ một phần nhỏ nước sạch là đến từ mưa, và bởi vì phần lớn nước sạch sẽ bốc hơi vào khí quyển, nó thật sự không đóng vai trò gì vào quá trình chăn nuôi.

Như Smil viết, “những phân tử nước giống nhau là một phần của việc sản xuất bắp để nuôi heo ở Iowa có thể giúp trồng, chỉ vài giờ sau, đậu nành ở Illinois…hay, một tuần sau, trồng cỏ cho đàn bò ở Wales”.

Một nghiên cứu bỏ ra ngoài nước sạch thấy rằng chỉ tốn khoảng 44 lít nước – không phải hàng ngàn – để sản xuất ra 1kg thịt bò. Đây là điều mà Smil xuất sắc khi làm: sử dụng thực tế và phân tích để khảo sát lại những định kiến phổ biến.

Trở lại câu hỏi – làm thế nào chúng ta có thể sản xuất đủ thịt mà không hại đến hành tinh? – Một phương án sẽ là yêu cầu những loài ăn thịt lớn nhất (người Mỹ và những người khác) cắt giảm, khoảng phân nửa.

Mặc dù nó có khả thi để những người trong các quốc gia giàu có ăn ít thịt lại hoặc chuyển sang những loại thịt khác như thịt gà, tôi không nghĩ điều này là thực tế khi hy vọng phần lớn con người sẽ bớt ăn thịt. Quá trình tiến hóa đã biến chúng ta thành loài ăn thịt.

Nhưng có những lý do để lạc quan. Với 1 điều, khẩu vị của thế giới dành cho thịt có thể sẽ giảm xuống. Lượng tiêu thụ đã cân bằng và ngay cả đã giảm đôi chút trong nhiều quốc gia giàu có, bao gồm Pháp, Đức và Mỹ.

Tôi đoán rằng những tiến bộ sẽ cải thiện khả năng sản xuất thịt của chúng ta. Năng lượng rẻ và giống thực vật đa dạng sẽ làm tăng nhanh năng suất nông nghiệp, đặc biệt là ở châu Phi, vì thế chúng ta sẽ không phải chọn lựa thường xuyên giữa việc cho vật nuôi ăn và cho người ăn.

Tôi tràn trề hy vọng về tương lai của những món thay thế thịt. Tôi đã đầu tư vào một số công ty nghiên cứu lĩnh vực này và cho tới nay các kết quả đạt được khá ấn tượng. Smil vẫn còn nghi ngờ những sản phẩm thay thế thịt sẽ có khả năng tạo ảnh hưởng nhưng tôi nghĩ nó thật sự có tiềm năng.

Với sự điều chỉnh nhỏ và thêm chút đổi mới, tôi tin rằng thế giới vẫn có thể đáp ứng nhu cầu thịt của mình.

Thanh Phương

Cùng chuyên mục
XEM