4 yếu tố cần thiết để hình thành thói quen

11/01/2016 20:41 PM | Sống

Có những thói quen sẽ phù hợp với bạn nhưng lại không phù hợp với người khác. Vậy nên hãy đừng quá xem trọng ý kiến người khác khi thiết lập cho bản thân một thói quen. Jack Ma từng nói "Bạn bài chỉ biết thúc bạn chơi bài, bạn nhậu chỉ biết thúc bạn cạn ly!".

Ngày trước, tôi có tham gia vào một bữa ăn gia đình của họ hàng và có nghe được người bố dạy bảo người con trai của ông. Người bố bắt đầu cằn nhằn về thói quen hay cáu gắt và không lắng nghe người con trai.

Anh con trai lập tức phản bác ngay "Con cũng biết vậy, nhưng giang sơn dễ đổi bản tính khó rời, có người cả đời còn chưa sửa được, bố nói con nhiều lần đâu phải con sửa ngay được đâu".

Ông bố liền nói một câu dạy thấm thía "Sửa thói quen xấu là việc của anh, anh phải sửa càng nhanh càng tốt vì đó là điều bắt buộc. Nếu công ty đối thủ chuyển sang dùng công nghệ máy móc hiện đại hết rồi, mà anh vẫn không thay đổi bản thân và công ty của anh đi, thì chỉ có nước chết. Thế giới luôn đi lên, anh vẫn còn thói xấu thì anh còn tự kéo mình xuống, không bao giờ thành công được".

Chỉ là một câu chuyện nhỏ nhưng cũng thấy đủ trí tuệ của người đi trước luôn hơn hẳn những người trẻ và khi chúng ta có tuổi thì mới hiểu rõ sức mạnh của việc thay đổi thói quen. Nhiều bạn trẻ ngày nay biết là bản thân giữ thói quen không tốt, nhưng vẫn không chịu sửa đổi.

Tuổi trẻ ngắn ngủi, những năm đầu đời các thói quen sẽ quyết định thành công của bạn sau này. Vậy làm sao để có thể sửa đổi một thói quen xấu, để có thể rời được bản tính. Dưới đây tôi đã đúc kết bốn yếu tố quan trọng.

1. Hiểu biết

Nghe thì có vẻ lạ nhưng hiểu biết là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên thói quen thành công. Chúng ta muốn tạo một thói quen tốt hay là bỏ một thói quen xấu, thì phải có hiểu biết cặn kẽ rằng tốt ở điểm nào và xấu ở điểm nào.

Nếu mọi người đều biết 90% người bị ung thư phổi là do thuốc lá, 40.000 người tử vong mỗi năm do hút thuốc, tác nhân chính gây tai biến, làm trẻ sơ sinh có tỷ lệ bị chết non do mẹ hút thuốc thì ai cũng sẽ dần bỏ thuốc thôi.

Hiểu biết cặn kẽ về các thói quen xấu mình đang mắc phải sẽ giúp bạn dễ dàng bỏ hiệu quả hơn hẳn. Trước khi hình thành một thói quen hãy nghiên cứu thật kỹ qua các tài liệu, đó sẽ là động lực cực lớn để bạn duy trì thói quen đó dài lâu.

2. Kiên định

Có những thói quen sẽ phù hợp với bạn nhưng lại không phù hợp với người khác. Vậy nên hãy đừng quá xem trọng ý kiến người khác khi thiết lập cho bản thân một thói quen. Jack Ma từng nói "Bạn bài chỉ biết thúc bạn chơi bài, bạn nhậu chỉ biết thúc bạn cạn ly!".

Khi bắt đầu một thói quen sẽ có rất nhiều lời chỉ trích dành cho bạn. "Dậy sớm làm gì ngủ tiếp cho khỏe", "Tập tạ làm gì cũng chả khỏe lên đâu", "Bỏ thuốc làm gì khi lại hút lại thôi". Khi bạn đã có hiểu biết và chắc chắn thói quen nào là tốt là xấu, hãy kiên định với lựa chọn của mình.

3. Sự giám sát

Lần thay đổi thói quen kỳ diệu nhất hành tinh thì có thể nói đến Singapore. Cố thủ tướng Lý Quang Diệu nhiều lần đau đầu về vấn nạn thói quen ăn kẹo cao su xong vứt bừa bãi của người dân Singapore.

Ông đã mạnh tay hạ lệnh cấm tiệt và giám sát nghiêm ngặt việc ăn kẹo cao su ở nơi công công, với hình phạt về tài chính cũng như đòn roi. Nếu bạn muốn thói quen tốt và bỏ thói quen xấu, thì hãy tìm người giám sát cho mình đi.

Có thể là bố mẹ, bạn thân, bạn đời của bạn những người lo nghĩ và sẵn sàng mạnh tay giám sát bạn. Nói với họ mục tiêu tạo thói quen của mình và sẵn sàng nhận hình phạt khi làm không tốt. Nếu mỗi lần khi phạm các thói quen xấu như hút thuốc chả hạn và phải chịu phạt một khoản tiền nặng đưa vợ hay chồng giữ hộ, bạn sẽ vừa bỏ được thuốc lại còn có thêm khoản tiết kiệm lớn.

4. Sự kiên định

Những hành động của bạn, do bản thân bạn quyết định. Duy trì sự kiên định để hình thành thói quen là cực khó khăn. Khoa học chứng minh chỉ cần 23 ngày để tạo hoặc bỏ một thói quen thông thường.

Nhưng với thói quen lâu năm, đặc biết với chất gây nghiện như thuốc lá, cà phê thì đây là một bài toán hóc búa. Hãy đem theo một quyển nhật ký, ghi tất cả những suy nghĩ, khát khao của những ngày đầu vào đó để khi nản trí bạn sẽ lôi ra đọc lại. Trước khi bỏ cuộc hãy nhớ tại sao mình bắt đầu.

Hàn Dương

Cùng chuyên mục
XEM