Sau thời gian im ắng, bà Lê Hoàng Diệp Thảo bất ngờ tiết lộ: "Trong 3 thời điểm ngặt nghèo nhất, nếu không có những đồng vốn của tôi đưa cho anh Vũ thì không bao giờ tồn tại Trung Nguyên trên cõi đời này!"

13/11/2019 07:10 AM | Sống

Đồng thời bà tố cáo nhóm thao túng: rất nhiều lần - bất chấp luật pháp, cướp trắng Trung Nguyên, tiêu huỷ, làm ảnh hưởng 1 doanh nghiệp quốc gia mà tôi đã dồn cả thanh xuân, máu và nước mắt của mình để gây dựng và gìn giữ, phát triển...

Mới đây, ngày 29-10, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở lại phiên tòa phúc thẩm vụ ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên ).

Phiên tòa được xử kín, sau hơn một tiếng đồng hồ tại phần thủ tục, HĐXX lần nữa quyết định hoãn phiên tòa vì vắng mặt bà Thảo với lý do phải đi cấp cứu ở bệnh viện do sức khỏe suy giảm. 

Tới sáng nay, bất ngờ bà Lê Hoàng Diệp Thảo có những chia sẻ mới nhất trên trang cá nhân liên quan tới vụ tranh chấp Trung Nguyên với ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Theo đó, bà tiếp tục tố cáo nhóm thao túng nhằm chiếm đoạt Trung Nguyên và tiết lộ những dấu mốc quan trọng có sự chung lưng đấu cật lớn của bà mới có Trung Nguyên ngày hôm nay. Dưới đây là chi tiết dòng chia sẻ của bà Thảo: 

Sau thời gian im ắng, bà Lê Hoàng Diệp Thảo bất ngờ tiết lộ: Trong 3 thời điểm ngặt nghèo nhất, nếu không có những đồng vốn của tôi đưa cho anh Vũ thì không bao giờ tồn tại Trung Nguyên trên cõi đời này! - Ảnh 1.

Những chia sẻ mới nhất của bà Lê Hoàng Diệp Thảo trên trang cá nhân

Âm mưu chiếm đoạt Trung Nguyên một cách trắng trợn. 

Việc đẩy tôi và 4 người con ra khỏi Trung Nguyên là thủ đoạn tàn độc, bất chấp luật pháp để âm mưu cướp trắng Trung Nguyên.

Giờ phút này, họ vẫn đang giữ khối sản nghiệp của gia đình tôi, con tôi. Tôi và các con tôi vô cùng vất vả để nỗ lực cho xã hội biết rõ mình mới chính là người chủ thực sự của Trung Nguyên.

Từ một người âm thầm đứng sau chồng, cố tình không muốn ai biết đến, do biến cố gia đình, hôm nay, bằng người thật, việc thật, bằng chứng thật, tôi đã được mọi người biết đến tôi với tư cách là người sáng lập, điều hành Trung Nguyên từ những năm tháng đầu gian khó nhất cho đến khi đạt tầm vóc như ngày hôm nay. Trung Nguyên không chỉ được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng lựa chọn là nhãn hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam, mà Trung Nguyên đã được vang danh trên thế giới.

Tuy nhiên, hôm nay, tôi một lần nữa bày tỏ thêm những thời khắc vô cùng khó khăn mà nếu không có chính đồng vốn của cá nhân tôi đưa cho anh Vũ, thì những thành quả trên không bao giờ có thể đạt được. Hay nói cách khác, nếu không có những đồng vốn của tôi đưa cho anh Vũ trong 3 thời điểm ngặt nghèo nhất, thì không bao giờ tồn tại Trung Nguyên trên cõi đời này để mà những kẻ tham lam vô độ hùa vào cướp trắng.

Lần thứ 1: Tại thời điểm mới lập nghiệp, 1996 người chú nuôi cho thuê căn nhà gỗ ọp ẹp để làm hãng cà phê Trung Nguyên với giá 1 triệu đồng. Thì đến lúc, ông ấy đã đòi lại vốn và đòi lại nhà. Tôi phải đưa tiền cho anh Vũ.

Lần thứ 2: Khi còn là 1 sinh viên nghèo vào Sài Gòn để tìm người đỡ đầu , anh Vũ đã bị 1 người chú họ rất giàu có nhưng không những không giúp, không cưu mang mà còn đuổi ra đường. Điều đáng nói, ông này không góp một đồng vốn nào nhưng lại yêu cầu rút vốn. Khi ấy, anh Vũ không có mà đưa thì bị người chú họ lấy hết nguyên liệu làm cà phê, khiến việc kinh doanh của ông Vũ bị điêu đứng, Tôi cũng đã phải đưa tiền vốn của mình cho anh Vũ vực lại kinh doanh.

Lần thứ 3: Vì không nghe lời tôi khuyên mà anh Vũ đã đồng ý hợp tác với 1 người để lập nghiệp lại Long Xuyên 1997 và sau 8 tháng đã thua lỗ, phá sản hoàn toàn. Khi ấy, tôi phải bỏ việc của mình đang làm ở bưu điện để đồng ý kết hôn cùng anh. Khi tôi về ở với anh 1998, tôi đã đưa anh vốn liếng, từng bước điều hành Trung Nguyên, trực tiếp thay đổi toàn bộ cục diện kinh doanh của Trung Nguyên.

Mặc dù vậy, họ đặt điều cho rằng anh Vũ đã giàu có từ năm 1986.

Rồi họ nói rằng cha mẹ anh đã bán 2 căn nhà ở huyện Mdrak. Hiện 2 căn nhà vẫn còn đó. Năm 1995, 2 căn này bán được 50 triệu nhưng người mua thì mặc cả, yêu cầu giảm xuống 30 triệu, rồi lại xin trả góp, mãi đến mấy năm sau mới trả hết. Như vậy, lấy đâu tiền để họ bịa đặt rằng tiền anh Vũ xây dựng Trung Nguyên là do bán nhà mà ra?

Gần đây, luật sư của tôi có về lại căn nhà này và đã gặp người chủ mua căn nhà. Luật sư tôi đã ghi nhận lại toàn bộ sự việc để có bằng chứng xác thực, chấm dứt luận điệu dối trá của họ.

Riêng bản án sơ thẩm thì không còn cảm xúc gì có thể diễn tả bằng sự căm hận, uất ức.

Các luật sư, chứng cứ, ý kiến của tôi và những người liên quan trực tiếp hầu như chẳng được chủ toạ quan tâm gì.

Bản án mà ông thẩm phán đọc giống đến 95% nội dung của phần kiến nghị mà luật sư đại diện anh Vũ soạn.

Với cá nhân tôi, bản án sơ thẩm không khác gì kiểu ăn cướp giữa ban ngày.

Họ muốn cướp Trung Nguyên của gia đình tôi.

Cũng theo bà Thảo: "Ngày 18/11/ là ngày xét xử phúc thẩm. Dù sức khoẻ tôi hiện chưa tốt, nhưng tôi buộc phải kêu cứu khắp nơi để đòi lại công lý.

Nhất là tôi phải bảo vệ các con tôi. Chúng còn quá nhỏ.

Tôi cầu cứu các nơi chỉ mong giữ lại gia đình tôi, và sản nghiệp của gia đình chúng tôi.

Tôi kiên quyết không bao giờ cam chịu để Họ: Nhóm thao túng mà tôi đã từng nhắc rất nhiều lần - bất chấp luật pháp mà cướp trắng Trung Nguyên, tiêu huỷ, làm ảnh hưởng 1 doanh nghiệp quốc gia mà tôi đã dồn cả thanh xuân, máu và nước mắt của mình để gây dựng và gìn giữ, phát triển."

Sau thời gian im ắng, bà Lê Hoàng Diệp Thảo bất ngờ tiết lộ: Trong 3 thời điểm ngặt nghèo nhất, nếu không có những đồng vốn của tôi đưa cho anh Vũ thì không bao giờ tồn tại Trung Nguyên trên cõi đời này! - Ảnh 2.

Án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị

Bà Thảo và ông Vũ kết hôn hơn 20 năm trước, có bốn con. Sau thời gian dài xảy ra nhiều mâu thuẫn, năm 2015 bà Thảo đệ đơn ra tòa xin ly hôn. Từ đây, cuộc chiến pháp lý ly hôn giữa hai bên kéo dài đến nay chưa có hồi kết.

Sau nhiều năm thụ lý giải quyết, TAND TP.HCM mở 10 phiên hòa giải nhưng hai bên không tìm được tiếng nói chung. Mãi đến tháng 3 vừa qua, TAND TP.HCM mới đưa ra phán quyết.

Tuy nhiên, ngay sau đó từ phía hai bên cũng như VKS đều có kháng cáo và kháng nghị đối với bản án này.Án sơ thẩm của TAND TP.HCM tuyên chấp nhận việc thuận tình ly hôn của vợ chồng Trung Nguyên, giao các con cho bà Thảo nuôi dưỡng, ông Vũ cấp dưỡng 10 tỉ đồng mỗi năm.

HĐXX xác định ông Vũ "có công lớn hơn", được sở hữu 60% tổng tài sản chung của vợ chồng, nắm quyền điều hành Trung Nguyên và có nghĩa vụ trả lại bà Thảo bằng tiền tương ứng với số cổ phần bà sở hữu.

Sau đó, bà Thảo, ông Vũ đều có kháng cáo. Cụ thể, nguyên đơn cho rằng bản án sơ thẩm vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Tại phiên tòa, bà đã quyết định rút đơn ly hôn. Bà cho rằng đáng lẽ tòa phải đình chỉ vụ án để gia đình bà được đoàn tụ nhưng tòa vẫn xử ly hôn.

Đồng thời, bà Thảo cũng không đồng ý việc HĐXX sơ thẩm đã "tước đoạt" đi tài sản của bà, tước bỏ quyền của một cổ đông có tỉ lệ cổ phần lớn trong Tập đoàn Trung Nguyên.

Ngoài ra, bà cũng không đồng tình việc cấp sơ thẩm đứng ra giải quyết yêu cầu chia khoản tiền hơn 1.764 tỉ đồng.

Trong đơn kháng cáo, bà Thảo nhấn mạnh việc HĐXX sơ thẩm xác định tỉ lệ phân chia tài sản ông Vũ 60%, bà 40% là không khách quan, thiên vị một bên và phủ nhận công sức đóng góp của bà trong việc điều hành Tập đoàn Trung Nguyên…

Ngược lại, ông Vũ chỉ kháng cáo xem xét phân chia tài sản theo tỉ lệ 70% (ông Vũ) và bà Thảo 30% đối với phần tài sản là cổ phần, phần góp vốn của cả hai tại Trung Nguyên, tài sản là tiền, vàng… hơn 1.764 tỉ đồng.

VKSND TP.HCM cũng có kháng nghị dài 16 trang về hơn 10 vấn đề liên quan đến bản án sơ thẩm. Và VKS đề nghị cấp phúc thẩm hủy toàn bộ bản án sơ thẩm...

PV

Cùng chuyên mục
XEM