Sau 10 tháng làm ở văn phòng, tôi nhận ra 8 sự thật phũ phàng về 'mưu hèn kế bẩn nơi công sở'

13/05/2021 21:05 PM | Kinh doanh

Trong môi trường văn phòng, những sai phạm nhỏ nhất có thể bị thổi phồng theo cấp số nhân. Những cuộc tranh cãi nhỏ cũng có thể là khởi đầu cho sự thù hận. Ở khía cạnh nào đó, tôi có cảm giác là khi làm việc đây tôi như được quay lại thời còn trẻ con vậy.

Văn phòng là một nơi như thế nào?

Có người nói rằng văn phòng là một nơi khá đặc biệt. Ở đây có hàng trăm người đang làm việc cùng nhau nhưng mỗi người mỗi việc không ai giống ai.

Có người lại coi văn phòng giống như một phòng thí nghiệm khổng lồ. Ở đây bạn có thể biết được rất nhiều điều, từ cách cư xử của mọi người, đến việc xác định được ai tốt ai xấu.

Tôi từng làm việc ở một văn phòng trong vòng 10 tháng, nhưng 10 tháng đó giúp tôi học thêm rất nhiều thứ. Đó là cách mọi người suy nghĩ, tương tác và nhìn nhận cuộc sống. Đặc biệt, khoảng thời gian đó không chỉ giúp tôi hiểu thêm về chính bản thân mình mà còn hiểu thêm về bản chất con người.

Sau 10 tháng làm ở văn phòng, tôi nhận ra 8 sự thật phũ phàng về mưu hèn kế bẩn nơi công sở - Ảnh 1.

Dưới đây là một số bài học quý báu tôi đã học được.


Bạn có thể bị thay thế bất cứ lúc nào

Sau một vài tháng làm công việc văn phòng, tôi đã hiểu lý do tại sao nhân viên văn phòng lại "dễ đến" và cũng "dễ đi "như vậy. Và tôi cũng phát hiện ra rằng doanh thu của công ty thậm chí tăng lên rất nhiều khi tình trạng này xảy ra thường xuyên.

Lúc đầu, tôi cũng không chắc lắm. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ càng thì tôi thấy rằng điều này hoàn toàn đúng. Vì phần lớn các công việc không đòi hỏi kỹ năng cao. Một khi bạn đã nắm rõ và quen với công việc mà bạn được giao, thì mọi thứ sẽ trở nên đơn giản. Thậm chí nhiều khi công việc của bạn trở nên không còn quan trọng nữa. Có một thực tế phũ phàng luôn hiện hữu trong môi trường văn phòng, đó là bất cứ lúc nào bạn cũng có thể không còn giá trị trong mắt người khác. Cho dù bạn nghĩ rằng bạn là một nhân viên vô cùng xuất sắc thì rồi bạn vẫn có thể bị thay thế.

Mặc dù hiện tại tôi đang làm một công việc tự do nhưng khi biết được điều này, tôi đã không ngừng nỗ lực để nâng cao chất lượng công việc hiện tại. Và vì bản thân, tôi phải tiếp tục cố gắng làm việc, bởi lẽ bây giờ chính tôi là người quyết định số phận của mình.


Con người nhỏ nhen

Trước khi nhận việc, tôi đã tìm hiểu rất nhiều về môi trường làm việc ở văn phòng. Tôi nghĩ rằng nó đã được thổi phồng quá mức và trên thực tế, môi trường văn phòng sẽ không tệ như tôi nghĩ. Nhưng tôi đã sai.

Sau khi một người làm việc ở văn phòng trong một khoảng thời gian nhất định, thì có hai trường hợp sẽ xảy ra. Một là người đó sẽ tốt lên, hai là người đó sẽ xấu đi. Trong môi trường văn phòng, những sai phạm nhỏ nhất có thể bị thổi phồng theo cấp số nhân. Những cuộc tranh cãi nhỏ cũng có thể là khởi đầu cho sự thù hận. Ở khía cạnh nào đó, tôi có cảm giác là khi làm việc đây tôi như được quay lại thời còn trẻ con vậy.

Thôi thì chúng ta cũng phải chấp nhận rằng không phải ai cũng tốt. Và có thể họ cư xử như thế vì họ đang có chuyện gì đó không vui chẳng hạn. Nhưng là vì lý do gì đi chăng nữa, thì tôi nghĩ rằng môi trường văn phòng sẽ bớt căng thẳng hơn nếu được "thay máu" thường xuyên.

Sau 10 tháng làm ở văn phòng, tôi nhận ra 8 sự thật phũ phàng về mưu hèn kế bẩn nơi công sở - Ảnh 2.

Văn phòng bóp nghẹt trí tưởng tượng

Một trong những điều mà tôi cảm thấy hài lòng khi làm công việc văn phòng là tình bạn thân thiết với đồng nghiệp. Tôi không phải là đang nói quá, thực chất đồng nghiệp đã giúp tôi vượt qua cả một ngày dài làm việc mệt mỏi.

Chúng tôi thường trò chuyện với nhau, kể cho nhau nghe chuyện này chuyện kia, và việc này đã giúp một ngày của chúng tôi trôi qua nhanh hơn. Vì vậy, chúng tôi đã rất thất vọng khi người quản lý của chúng tôi quyết định nghiêm cấm việc nói chuyện trong giờ làm việc.

Người quản lý nghĩ rằng năng suất chúng tôi đang giảm xuống. Nhưng anh ta lại không biết rằng chính những câu chuyện vui vui giữa các đồng nghiệp với nhau lại giúp chúng tôi hoàn thành công việc của mình một cách hiệu quả nhất.

Bản chất khi làm việc văn phòng là tập trung vào công việc cụ thể. Bạn không được phân tâm, việc của bạn là phải hoàn thành nhiệm vụ được giao. Điều này quá cứng nhắc. Và những người làm việc ở văn phòng như chúng tôi muốn nói chuyện với nhau để giải tỏa căng thẳng, thúc đẩy trí tưởng tượng và có tinh thần tiếp tục làm việc.

Chúng ta là con người chứ không phải robot. Chúng ta cũng có tình cảm, có cảm xúc, có hy vọng và ước mơ chứ không phải chỉ biết lao đầu vào làm việc. Văn phòng cũ mà tôi từng làm việc không nhận ra điều này và đó là lý do tôi quyết định nghỉ việc.


Công việc không phải là tất cả

Công việc của tôi là sàng lọc bảo hiểm. Một ngày tôi sẽ phải xử lý 8 đến 10 trường hợp thậm chí có thể nhiều hơn.

Chúng tôi luôn có những mục tiêu cụ thể cho mỗi ngày và mỗi tuần. Và đó cũng chỗ cho sự cạnh tranh xuất hiện. Lucy, đồng nghiệp của tôi, là một người có tính cạnh tranh rất cao. Thậm chí cô ta còn luôn muốn mình phải là người giỏi nhất. Cô ta muốn đảm nhận hết các công việc của nhóm thậm chí là của cả phòng.

Tôi cũng sẵn sàng làm việc này, nhưng phải có cái gì đó cho tôi động lực để làm việc đó. Bởi vì cho dù tôi làm việc nhiều gấp đôi gấp ba lượng công việc hiện tại thì lương của tôi vẫn chỉ có thế. Đó là lý do tại sao tôi không có tinh thần làm việc chăm chỉ hơn.

Lucy đã làm việc cật lực, nhưng cô ấy chỉ được trả lương như những người khác. Tất cả những gì cô ta nhận được là niềm tự hào về việc trở thành người giỏi nhất trong đội của chúng tôi. Và khi cô bước chân ra khỏi văn phòng, điều đó chẳng có ý nghĩa gì.

Nếu bạn đang muốn chữa khỏi căn bệnh bệnh ung thư, đối phó với biến đổi khí hậu hoặc làm một điều gì đó phi thường, thì hãy cố gắng hết sức mình để đạt được mục tiêu. Nhưng với công việc văn phòng thì đừng lãng phí công sức như vậy.

Bạn nên nhớ làm việc để sống chứ không phải sống để làm việc.

Sau 10 tháng làm ở văn phòng, tôi nhận ra 8 sự thật phũ phàng về mưu hèn kế bẩn nơi công sở - Ảnh 3.

Giờ nghỉ trưa thật tuyệt vời

Chúng tôi chỉ có đúng 30 phút để ăn trưa. Tôi phải nhấn mạnh lại một lần nữa đó là chỉ "đúng 30 phút". Mỗi khi chúng tôi đi ăn trưa, chúng tôi phải để ý đồng hồ trên điện thoại vì lo sợ sẽ muộn giờ làm.

Nếu đến phút thứ 31 mà chúng tôi mới có mặt ở văn phòng, thì chúng tôi sẽ ngay lập tức bị người quản lý "tra khảo". Bạn đã ở đâu? Bạn đã làm gì vậy? Tại sao bạn đến muộn thế? Đối với chúng tôi, khi nghe mấy câu hỏi đó cứ như đang nghe kinh thánh vậy.

30 phút đó là khoảng thời gian thật hạnh phúc. Trong một khoảng thời gian ngắn, chúng tôi được tự do thư giãn, chơi bi-a và nói chuyện thoải mái mà không sợ bị phạt.

Con người sinh ra không phải chỉ để cắm đầu vào làm việc mà không cần nghỉ ngơi. Chúng ta cần thời gian để phục hồi, để sạc pin và tiếp thêm nhiên liệu. Giờ nghỉ trưa có thể chỉ kéo dài 30 phút, nhưng đó là 30 phút tuyệt vời nhất trong ngày.


Những công việc nhảm nhí

Tôi chưa bao giờ có ý định làm việc trong một văn phòng. Tôi biết văn phòng không phải là nơi phù hợp với tôi và 10 tháng quý giá kia càng khẳng định suy nghĩ của tôi đã đúng. Lý do duy nhất khiến công việc của tôi tồn tại là do tình trạng bán sai bảo hiểm tràn lan trong nhiều thập kỷ qua.

Chúng tôi đã phải sàng lọc hàng nghìn đơn khiếu nại để xác định xem người ta có nợ tiền hay không. Chúng tôi phải dọn dẹp mớ hỗn độn của người khác.

David Graeber đã viết một cuốn sách vào năm 2018 với tựa đề "Những công việc nhảm nhí". Ngay ở lời mở đầu tác giả đã viết ra một loạt các công việc vô bổ trong xã hội ngày nay.

Giờ tôi thử tóm tắt lại công việc trước kia của tôi xem thế nào. Tôi làm việc 8 giờ một ngày, năm ngày một tuần. Ồ, hình như tôi làm lụng quá vất vả rồi thì phải. Và hình như công việc của tôi cũng không giúp ích gì cho xã hội thì phải.

Có một điều đáng buồn là bây giờ có rất nhiều công việc vô nghĩa vẫn tồn tại. Năm 1930, nhà kinh tế học John Maynard Keynes đã đề xuất rằng chúng ta chỉ nên làm việc 15 giờ/tuần khi có công nghệ tiên tiến trợ giúp. Ấy thế mà, bây giờ cộng nghệ càng phát triển rầm rộ thì các "công việc nhảm nhí" lại càng tăng lên là thế nào nhỉ.

Chúng ta nên hiểu rằng công việc phải là thứ khiến chúng ta tự hào chứ không phải là thứ khiến chúng ta đau khổ.

Sau 10 tháng làm ở văn phòng, tôi nhận ra 8 sự thật phũ phàng về mưu hèn kế bẩn nơi công sở - Ảnh 4.

Trực tiếp đối mặt để xử lý vấn đề

Một trong những điều tôi ghét nhất khi làm việc trong văn phòng là email. Mỗi ngày chúng tôi đều bị "tấn công", hết email này đến email khác cứ ập đến. Một số email phàn nàn thì đến từ cấp trên, còn một số email đến từ khách hàng.

Đôi khi, email là công cụ trách mắng từ xa của quản lý. Và đối với chúng tôi đây là chuyện như cơm bữa. Thay vì nói chuyện với người đó hoặc cả nhóm để giải quyết một vấn đề, thì họ lại dùng email.

Tôi vẫn không hiểu được tại sao họ lại dùng cách này. Cách này rất rắc rối mà hiệu quả lại cực kỳ kém thêm vào đó là để lại nhiều hệ lụy về sau. Đặc biệt, có một hậu quả rất dễ xảy ra đó là tình trạng nói xấu sau lưng người khác. Nếu một cuộc họp trực tiếp diễn ra, các vấn đề sẽ được giải quyết mà chẳng mất nhiều thời gian.

Thực sự mọi người sẽ rất khó chịu khi cứ có khúc mắc trong lòng. Không ai muốn mình trở thành kẻ nói xấu sau lưng của người khác cả nhưng đôi khi chúng ta lại bị hoàn cảnh ép buộc.

Vậy nên nói chuyện trực tiếp là cách giải quyết tốt nhất cho mọi vấn đề vì mọi người có thể bày tỏ ý kiến cá nhân và từ đó có thể giải quyết những mâu thuẫn ngầm giữa các đồng nghiệp với nhau.

Dễ dàng hài lòng

Mặc dù tôi không thích công việc văn phòng, nhưng thời gian trôi qua, tôi nhận thấy rằng tôi cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc ở đó. Và có lúc thôi thấy rằng công việc văn phòng cũng không tệ như mình nghĩ.

Nếu tôi không làm công việc viết lách trong khoảng thời gian đó thì có lẽ, tôi không chắc mình sẽ rời đi khi nào. Công việc, đặc biệt là những công việc văn phòng, mang lại cảm giác an toàn cho rất nhiều người mặc dù cảm giác đó chỉ là giả.

Không ai nói việc bạn hài lòng với công việc hiện tại là một điều xấu. Nhưng chúng ta nên biết hài lòng ở một mức độ nào đó. Bởi vì có nhiều công việc khác có thể khiến bạn thấy hài lòng hơn nữa.

Tất cả chúng ta đều cần phải bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Cuộc sống nên có nhiều thử thách và đó cũng là cơ hội để bạn phát triển. Bạn nên nhớ rằng bạn chỉ sống một lần mà thôi. Cuộc sống này rất ngắn ngủi, vì thế hãy nắm bắt những cơ hội mà cuộc sống mang lại khi bạn vẫn còn có thể.

Mai Lâm

Cùng chuyên mục
XEM